Cụ thể, TPBank sẽ phát hành gần 620 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 39,19% bằng cổ phiếu, từ nguồn lợi nhuận để lại chưa phân phối luỹ kế đến năm 2021 là hơn 1.536 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần (2.561 tỷ đồng) và 2.102 tỷ đồng được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại năm 2022.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) |
Số cổ phiếu phát hành thêm này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Sau khi phát hành theo phương án này, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng từ 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng (sát mốc 1 tỷ USD).
Phía ngân hàng cho biết tăng vốn điều lệ cho năm 2023 là nhu cầu tất yếu, giúp TPBank đáp ứng yêu cầu của NHNN về nâng cao năng lực tài chính, tạo nền tảng để phát triển mạng lưới chi nhánh, mở rộng thị phần và quy mô kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng.
Đồng thời, giúp ngân hàng nâng cao năng lực quản trị rủi ro, thực hiện các chuẩn mực tại Hiệp ước Basel (Basel II và Basel III), phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng, góp vốn vào các lĩnh vực kinh doanh khác,...
Toàn bộ số vốn tăng thêm của TPBank sẽ được dùng để đầu tư cơ sở vật chất, phát triển hệ thống thông tin; bổ sung vốn trung dài hạn; bổ sung vốn hoạt động cho ngân hàng,...
Về tình hình kinh doanh, TPBank ghi nhận kết quả kém sáng trong quý đầu năm 2023 khi thu nhập lãi thuần sụt giảm 3,34% so với cùng kỳ, xuống 2.737 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu do chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng tăng mạnh hơn so với tốc độ của thu nhập từ lãi cho vay.
Các hoạt động ngoài lãi khác cũng giảm mạnh so với cùng kỳ như lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 57,7%; Lãi từ hoạt động khác cũng giảm 74,2%.
Mặt khác, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 36% so với cùng kỳ, đạt 695 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng tới 370% so với cùng kỳ lên mức 151 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của TPBank đã giảm đến 58% trong quý I/2023, xuống còn 315 tỷ đồng khiến vẫn có lãi trước thuế tăng trưởng, đạt 1.765 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 31/3/2023, tổng tài sản TPBank mở rộng 4,5% so với đầu năm, đạt 343.522 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 7,3% lên 172.753 tỷ đồng.
Song, chất lượng tín dụng lại đi xuống rõ rệt khi nợ xấu tăng đến 84% so với đầu năm, lên 2.496 tỷ đồng. Từ đó, kéo tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay đến cuối quý I tăng vọt từ 0,84% lên mức 1,45%.
Thời “tiền rẻ” trở lại, hệ thống ngân hàng ồ ạt giảm lãi suất Dưới góc nhìn chuyên gia, Việt Nam vẫn còn dư địa giảm thêm lãi suất trong quý II/2023. Trong tuyên bố mới đây, Thống đốc ... |
Lãi suất ngân hàng mới nhất ngày 17/5/2023: Giảm mạnh và liên tục Lãi suất ngân hàng mới nhất ngày 17/5/2023 ghi nhận một số ngân hàng tiếp tục thông báo điều chỉnh giảm. |
Nhân viên Vietcombank có năng suất lao động tốt nhất hệ thống, trung bình mang về 165 triệu đồng/người/tháng Theo số liệu thống kể từ báo cáo tài chính quý I/2023 của 28 ngân hàng, nhân viên của Vietcombank có năng suất lao động ... |
Tường San