Tỷ giá euro hôm nay 24/8/2022 |
Cập nhật lúc 10h30, Vietcombank có tỷ giá euro là 22.725 VND/EUR ở chiều mua vào và 23.998 ở chiều bán ra, tăng lần lượt 51 đồng và 55 đồng.
VietinBank triển khai tỷ giá mua - bán euro là 22.925 VND/EUR và 24.060 VND/EUR, cùng tăng 60 đồng.
Tại ngân hàng BIDV, tỷ giá euro tăng 44 đồng ở chiều mua và 45 đồng ở chiều bán, lần lượt đạt mức 22.890 VND/EUR và 23.953 VND/EUR.
Tỷ giá mua euro tại Techcombank là 22.726 VND/EUR - tăng 46 đồng và tỷ giá bán là 24.046 VND/EUR - tăng 51 đồng.
Đối với ngân hàng Eximbank, tỷ giá mua và bán euro lần lượt tăng 54 đồng và 45 đồng, tương đương với mức 23.058 VND/EUR và 23.576 VND/EUR.
Sacombank hiện đang giao dịch với mức tỷ giá mua - bán euro là 22.937 VND/EUR và 23.850 VND/EUR, lần lượt tăng 53 đồng và 52 đồng so với phiên cuối hôm trước.
Tương tự, HSBC điều chỉnh tỷ giá mua euro tăng 55 đồng lên mức 22.869 VND/EUR và tỷ giá bán tăng 57 đồng lên mức 23.755 VND/EUR.
Theo khảo sát, tỷ giá mua euro tại các ngân hàng đang dao động trong khoảng 22.725 - 23.058 VND/EUR. Ở chiều bán ra, tỷ giá dao động từ 23.576 VND/EUR đến 24.060 VND/EUR.
Trong số các ngân hàng được khảo sát, Eximbank có tỷ giá euro cao nhất ở chiều mua vào. Đồng thời, Eximbank cũng là ngân hàng có tỷ giá thấp nhất ở chiều bán ra.
Trên thị trường tự do cho thấy, tỷ giá euro cùng giảm 2 đồng ở cả hai chiều mua và bán, được giao dịch với mức tương ứng là 24.047 VND/EUR và 24.297 VND/EUR.
Cập nhật giá USD mới nhất |
Trong khi đó, trên thị trường quốc tế, đồng euro ghi nhận giao dịch ở mức 0,9951 USD/EUR, giảm 0,17% so với giá đóng cửa ngày 23/8. Mức này đã chạm mức thấp nhất kể từ cuối năm 2002 do châu Âu đang vật lộn với nguồn cung năng lượng đang bị đe dọa và lo ngại tăng trưởng khu vực chậm lại.
Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã thông báo vào cuối tháng 6 rằng họ sẽ ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 trong ba ngày vào cuối tháng.
Thêm vào đó, thiệt hại đối với một hệ thống đường ống quan trọng chạy dầu từ Kazakhstan qua Nga và sang châu Âu tiếp tục làm gián đoạn nguồn cung vào đầu ngày qua.
Những lo ngại đang gia tăng rằng Tây Âu có thể phải vật lộn để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định trong những tháng mùa đông, điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh khi Ngân hàng Trung ương châu Âu thắt chặt chính sách tiền tệ để giải quyết lạm phát tăng cao.
Hoàng Quyên