Tỷ giá euro hôm nay 6/9/2022 |
Cụ thể, điều chỉnh tỷ giá mua euro tăng 183 đồng lên mức 22.848 VND/EUR và tỷ giá bán tăng 193 đồng lên mức 24.127 VND/EUR.
Tại VietinBank, tỷ giá mua và bán euro cùng tăng 166 đồng, lần lượt đạt mức 23.022 VND/EUR và 24.157 VND/EUR.
Tỷ giá euro tại BIDV là 23.023 VND/EUR ở chiều mua vào và 24.091 VND/EUR ở chiều bán ra (ứng với mức tăng 187 đồng và 202 đồng).
Techcombank hiện đang giao dịch với tỷ giá mua euro là 22.811 VND/EUR - tăng 153 đồng và tỷ giá bán là 24.127 VND/EUR - tăng 157 đồng.
Ngân hàng Eximbank có tỷ giá mua euro tăng 158 đồng và tỷ giá bán tăng 171 đồng, tương đương với mức 23.140 VND/EUR và 23.678 VND/EUR.
Đối với Sacombank, tỷ giá mua - bán euro lần lượt tăng 188 đồng và 189 đồng, ứng với mức 23.060 VND/EUR và 23.980 VND/EUR.
Tại ngân hàng HSBC, tỷ giá euro là 22.992 VND/EUR ở chiều mua và 23.884 VND/EUR ở chiều bán. Có thể thấy, tỷ giá tăng lần lượt 194 đồng và 201 đồng.
Theo khảo sát, tỷ giá mua euro tại các ngân hàng đang dao động trong phạm vi 22.811 - 23.140 VND/EUR. Ở chiều bán ra, tỷ giá dao động từ 23.678 VND/EUR đến 24.157 VND/EUR.
Trong số các ngân hàng được khảo sát, Eximbank có tỷ giá euro cao nhất ở chiều mua vào. Đồng thời, Eximbank cũng là ngân hàng có tỷ giá thấp nhất ở chiều bán ra.
Trên thị trường chợ đen cho thấy, tỷ giá euro tăng 45 đồng ở chiều mua và 75 đồng ở chiều bán, được giao dịch với mức tương ứng là 23.928 VND/EUR và 24.178 VND/EUR.
Trên thị trường quốc tế, đồng euro ghi nhận giao dịch ở mức 0,9950 USD/EUR, tăng 0,25% so với giá đóng cửa ngày 5/9.
Trước đó, đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2002 sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt vô thời hạn cho đường ống chính của họ đến châu Âu, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu năng lượng khi mùa đông đến gần.
Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã công bố kế hoạch đóng cửa đường ống Nord Stream đến Đức ngay sau khi đóng cửa giao dịch khí đốt tự nhiên ở châu Âu vào thứ 6 qua và vài giờ sau khi các bộ trưởng tài chính G7 đồng ý về sự cần thiết phải áp đặt giới hạn giá đối với Nga.
Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ nhóm họp vào cuối tuần này và nhiều người dự kiến sẽ tăng lãi suất do lạm phát khu vực đang nhanh chóng tiến tới mức hai con số. Các nhà hoạch định chính sách cũng đã trở nên lo lắng về việc giá cả ngày càng cao hơn.
Điều gây tranh cãi là liệu ECB có thể thắt chặt chính sách bao xa nếu một cuộc khủng hoảng năng lượng làm gián đoạn nghiêm trọng tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Hoàng Quyên