Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả |
Starlink đã bị tác chiến điện tử của Nga “bóp nghẹt” ở Ukraine; Pháp và Đức hợp tác nghiên cứu đạn súng bắn tỉa thông minh là những nội dung của bản tin công nghiệp quốc phòng hôm nay ngày 14/4.
Starlink đã bị tác chiến điện tử của Nga “bóp nghẹt”
Hệ thống tác chiến điện tử (EW) của Nga có hiệu quả chống lại các thiết bị đầu cuối liên lạc vệ tinh Starlink. Chuyên gia an ninh Brandon Weichert đánh giá trong một bài viết đăng tải trên Tạp chí The National Interest (TNI).
Ông Brandon Weichert cho biết, hệ thống tác chiến điện tử Tobol có thể tạo ra lá chắn điện từ có khả năng bảo vệ binh lính Nga khỏi các loại đạn dược dẫn đường bằng vệ tinh.
Ngoài ra, Weichert còn gọi hệ thống Kalinka, có chức năng ngắt tín hiệu đến và đi từ vệ tinh khi phát hiện và được coi là “kẻ hủy diệt Starlink đích thực”.
![]() |
Hệ thống tác chiến điện tử của Nga đang hoạt động hiệu quả tại Ukraine. Ảnh: Rian |
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia, Quốc phòng và Tình báo của Verkhovna Rada Ukraine, Yegor Chernev tuyên bố rằng binh lính Ukraine đang từ chối sử dụng một số loại vũ khí của phương Tây, bao gồm cả đạn pháo dẫn đường GPS Excalibur do bị tác chiến điện tử của Nga áp chế và phát hiện.
Ngoài ra, lãnh đạo Trung tâm hỗ trợ tình báo hàng không Ukraine, Maria Berlinskaya xác nhận, Lực lượng vũ trang Nga có hệ thống tác chiến điện tử được xây dựng rất hoàn thiện, thuộc loại tốt nhất thế giới. Theo đó, lực lượng tác chiến điện tử của Nga có kinh nghiệm trong các hoạt động chiến đấu và được đào tạo chuyên sâu.
Thủy quân lục chiến Mỹ trang bị hệ thống chống UAV vác vai
Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ sẽ nhận được vũ khí cầm tay để chống lại máy bay không người lái. Hệ thống chống máy bay không người lái mới sẽ giúp phát hiện và phá hủy các thiết bị không người lái cỡ nhỏ (UAV).
Trang tin Defense News đăng tải: “Về mặt an ninh hoạt động, chúng tôi sẽ không thảo luận về các công nghệ cụ thể, nhưng giải pháp tạm thời được đề xuất sẽ cho phép Thủy quân lục chiến phát hiện, theo dõi, nhận dạng và tấn công bằng động năng và phi động năng theo đội hình máy bay không có người lái”, Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết.
![]() |
Súng vi sóng chống UAV của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Ảnh: Defense News |
Trung tướng Benjamin Watson, Tư lệnh Bộ chỉ huy huấn luyện Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết, trong Chiến tranh Lạnh, thủy quân lục chiến được huấn luyện để phòng thủ chống lại các cuộc tập kích đường không, nhưng điều đó không còn cần thiết nữa, khi hoạt động tác chiến chỉ được thực hiện khi đã chiếm ưu thế trên không hoàn toàn.
Tướng Watson tin rằng Hoa Kỳ sẽ không còn có thể duy trì ưu thế trên không "theo cách truyền thống”.
Vào tháng 10/2024, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ sẽ nhận được hệ thống phát vi sóng chống UAV bầy đàn định hướng viễn chinh (ExDECS). Nó có khả năng ngăn chặn máy bay không người lái bằng xung điện từ.
Pháp và Đức hợp tác nghiên cứu đạn súng bắn tỉa thông minh
Viện nghiên cứu Saint-Louis (ISL) Pháp - Đức đang nghiên cứu một loại đạn dẫn đường được thiết kế để cải thiện đáng kể độ chính xác của hỏa lực bắn tỉa.
Tạp chí EDR đánh giá, việc lắp các thiết bị điện tử vào một hộp tiếp đạn cỡ 54mm tới 12,7mm là một thách thức khá lớn: Tất cả các thành phần phải chịu được gia tốc của viên đạn: “Hiện chỉ có Hoa Kỳ và Nga đang thực hiện các chương trình nhằm cung cấp đạn dược bắn tỉa có điều khiển cho lính bắn tỉa chuyên nghiệp”.
![]() |
Đạn bắn tỉa thông minh đang được nhiều quốc gia theo đuổi. Ảnh: Getty |
Hoa Kỳ đang thực hiện chương trình EXACTO (Vũ khí nhiệm vụ cực kỳ chính xác), cho đến nay chỉ có một vài cuộc trình diễn, nhưng rõ ràng vẫn chưa có sản phẩm nào được tạo ra.
“Đối với loại đạn 12,7×108 mm của Nga, người ta biết rất ít về nó”, Tạp chí EDR thông tin
ISL đã đặt tên cho sản phẩm đầy triển vọng của mình là I-SMART. Nó bao gồm 5 thành phần khác nhau. Đầu đạn chứa một cảm biến quang học, được sử dụng ở giai đoạn cuối của quỹ đạo bay để ngắm vào mục tiêu. Phía sau nó là các thiết bị điện tử chịu trách nhiệm điều hướng, sau đó là nguồn điện, bộ truyền động và cuối cùng là thiết bị liên lạc.
Bộ truyền động khí động học và cảm biến quang học đã được thử nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhưng vẫn chưa được thử nghiệm trong điều kiện bắn thực tế. Hệ thống điều khiển được lắp trên viên đạn sẽ cho phép hiệu chỉnh đường bay của nó 50m ở khoảng cách 2.000 m. Với thời gian bay khoảng 3 giây, điều này không chỉ làm tăng khả năng bắn trúng mà còn cho phép xạ thủ bắn trúng mục tiêu đang di chuyển ngay cả ở tốc độ ngang là 60km/giờ.
ISL đang hướng tới mục tiêu tạo ra một loại đạn tương thích với súng bắn tỉa 12,7x99mm. Nhà phát triển chưa chỉ định ngày thử nghiệm cuối cùng của phiên bản trình diễn.