Thị trường chứng khoán thời điểm hiện tại vẫn đang thể hiện sức hấp dẫn với những mức tăng đáng kể. VN-Index đánh dấu chuỗi tăng điểm ở tháng thứ 4 liên tiếp, vượt xa kỳ vọng của giới phân tích.
Bên cạnh đó, thanh khoản của thị trường được cải thiện khá rõ rệt, duy trì đều đặn mức tỷ đô (25.000 tỷ đồng), thậm chí nhiều phiên giao dịch vượt mốc 30.000 tỷ đồng. Nhờ đó, nhà đầu tư đạt được mức sinh lời khá ổn, tăng thêm khí thế “mua hàng”. Hàng loạt cổ phiếu vượt đỉnh, thậm chí mang lại mức lời tới hơn 50%.
Theo đó, VN-Index được kỳ vọng sẽ còn tiến xa hơn nữa, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu.
Những động lực cho nền kinh tế đến từ trong nước như kế hoạch thúc đẩy giải ngân đầu tư công, chính sách kích thích tiêu dùng trong nước, cắt giảm thuế, tăng lương ở cả khu vực công và tư nhân. Thêm nữa, Quốc hội thông qua một số dự án luật sửa đổi như Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Nhà ở… sẽ tạo ra cơ sở pháp lý ổn định, thúc đẩy đà tăng trưởng của giai đoạn mới.
Đồng thời, kinh tế Việt Nam được đánh giá sẽ tiếp tục hưởng lợi với vị thế là một mắt xích quan trọng để duy trì tính bền vững của chuỗi cung ứng toàn cầu, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Bên cạnh những yếu tố trên, một điểm tích cực với kênh đầu tư chứng khoán sẽ được duy trì từ năm 2023 sang năm 2024 là chính sách tiền tệ nới lỏng, nhất là sau cuộc họp mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Điều này được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí lãi vay, qua đó củng cố lợi nhuận.
Theo dự báo của Dragon Capital, lợi nhuận của 80 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất có thể tăng trưởng bình quân 15-18% trong năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái và hiện vẫn đang được hỗ trợ tích cực từ vĩ mô.
Mặt khác, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đi vào quỹ đạo ổn định nhờ các biện pháp thanh lọc của cơ quan quản lý trong năm 2023, được kỳ vọng sẽ khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng. Không chỉ vậy, thị trường bất động sản cũng có dấu hiệu ấm dần lên sau những nỗ lực tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, qua đó tạo bàn đạp cho thị trường chứng khoán đi lên.
Ngoài ra, định giá hợp lý là một trong những yếu tố giúp chứng khoán Việt Nam tiếp tục hút tiền. Tỷ lệ P/E dự kiến cho năm 2024, theo dự phóng của Dragon Capital, là 10,6 lần đối với 80 doanh nghiệp hàng đầu. Con số này thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan ( 16,0 lần), Malaysia (14,1 lần), Indonesia (13 lần) và Philippines (12,6 lần).
Dù vậy, thị trường vẫn còn đó những "cơn gió ngược". Đó là đà bán ròng liên tục của khối ngoại cho thấy những bất ổn kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và sự ổn định của thị trường.
Tuy nhiên, xu hướng bán ròng của khối ngoại đã có phần chậm lại trong quý đầu năm 2024. Dòng vốn ngoại được kỳ vọng sẽ đảo chiều khi triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi ngày càng rõ rệt.
Nhóm phân tích của Dragon Capital cho biết, nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng sẽ có 1,3 -1,9 tỷ USD dòng vốn ngoại sẽ đổ vào thị trường.
Còn theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể thu hút 25 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp từ các nhà đầu tư quốc tế đổ vào cho tới năm 2030.
Nhận định chứng khoán phiên 25/3: Mốc 1.300 điểm là mục tiêu VDSC dự kiến trạng thái tranh chấp sẽ mạnh hơn trong thời gian tới do nguồn cung chốt lời sẽ có chiều hướng gia tăng. ... |
VNDirect (VND) bị tấn công, nhà đầu tư chứng khoán “ngỡ ngàng" vì có khả năng phải "đứng ngoài cuộc chơi" Hệ thống VNDirect bị tấn công từ 10h sáng Chủ nhật và tính đến 8h50 thứ Hai ngày 25/3, website vẫn chưa thể đăng nhập. |
Chứng khoán VIX (VIX) chuẩn bị "hút" 6.360 tỷ đồng, tăng vốn lên vị trí thứ 3 Chứng khoán VIX dự kiến chào bán 635,97 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cp. Nếu thương vụ diễn ra thành công, VIX có thể ... |
Linh Đan