Việc VN-Index nhúng xuống dưới 1.200 điểm đã được tiên tri từ trước?

06/08/2024 - 00:01
(Bankviet.com) Chứng khoán Việt khởi đầu tuần mới bằng một phiên giao dịch tiêu cực, VN-Index mất tới gần 50 điểm, chính thức mất mốc 1.200, điều này đã được dự báo từ trước?

Thị trường chứng khoán phiên đầu tuần 5/8 mặc dù ghi nhận dòng tiền có phần tích cực hơn nhưng không chống đỡ được áp lực xả hàng ồ ạt, các chỉ số đồng loạt đóng cửa tại vùng giá thấp nhất phiên.

VN-Index thiệt hại nặng nề, mất 48,53 điểm tương ứng mức giảm 3,92% còn 1.188,07 điểm, thậm chí xuyên thủng cả ngưỡng 1.190 điểm. VN30-Index giảm 48,9 điểm tương ứng 3,82%; HNX-Index giảm 8,85 điểm tương ứng 3,82% và UPCoM-Index giảm 2,99 điểm tương ứng 3,18%.

Khối lượng giao dịch được đẩy lên vượt 1 tỷ cổ phiếu trên sàn HoSE tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.782,13 tỷ đồng. HNX có 82,64 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.511,28 tỷ đồng và con số này trên thị trường UPCoM là 57,45 triệu cổ phiếu tương ứng 821,21 tỷ đồng.

Việc VN-Index nhúng xuống dưới 1.200 điểm đã được tiên tri từ trước?
Các chỉ số chính thị trường đồng loạt lao dốc phiên 5/8

Nói về xu hướng giảm điểm của VN-Index thời gian gần đây, ông Bùi văn Huy - Giám đốc Chi nhánh Chứng khoán DSC cho biết mùa kết quả kinh doanh kết thúc, thị trường bước vào vùng trũng thông tin & thiếu những câu chuyện mới. Phiên bán tháo mạnh nhất trong tuần quan cũng là phiên mà nhiều doanh nghiệp cuối cùng công bố & hoàn chỉnh bức tranh về mùa kết quả kinh doanh.

Về bối cảnh thế giới, nhiều thị trường chứng khoán giảm sâu đặc biệt là thị trường Nhật Bản khi đã có lúc giảm gần -6% phiên cuối tuần gây ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trong nước. Ngày 31/7, Nhật Bản đã quyết định tăng lãi suất chính sách lên khoảng 0,25% và giảm quy mô mua trái phiếu chính phủ xuống còn 3.000 tỷ yen, đây thực sự là sự xác nhận đảo chiều quan điểm trong dài hạn sau nhiều thập kỷ nước này nới lỏng.

Dù vậy, từ đầu năm đến nay, khi các chỉ số trên thế giới thay nhau vượt đỉnh, thị trường Việt Nam hầu như không biến động thuận chiều nên việc các thị trường lớn trên thế giới điều chỉnh mạnh gần đây cũng không quá lo ngại.

Việc VN-Index nhúng xuống dưới 1.200 điểm đã được tiên tri từ trước?
Ông Bùi văn Huy - Giám đốc Chi nhánh Chứng khoán DSC

Theo ông Huy, khối ngoại đã rút vốn mạnh tay với việc bán ròng lên đến gần 60.000 tỷ trong khoảng 7 tháng đầu năm. "Đợt bán ròng đã qua cao điểm và do đó chứng khoán Việt Nam khả năng trở nên ít biến động bởi những yếu tố tiêu cực bên ngoài hơn, nếu những yếu tố đó không ảnh hưởng đến nội tại trong nước. Chúng ta có thể thấy rõ ràng khối ngoại, tự doanh vẫn mua ròng khá mạnh các phiên cuối tuần dù thị trường chứng khoán khu vực giảm mạnh", chuyên gia DSC nhận định.

Ngoài ra, nhìn vào bối cảnh trong nước, nhiều điểm sáng kinh tế và những bất ổn dần qua đi. Các số liệu vĩ mô vẫn cho thấy kinh tế phục hồi tích cực, vững chắc. Dù tâm lý, dòng tiền ngắn hạn có thế nào, sự phục hồi kinh tế vững chắc luôn là nền tảng quan trọng cho thị trường.

Về độ rộng, ông Huy cho biết khoảng trên 50% số lượng cổ phiếu trên HOSE giữ được đường trung bình di động 200 ngày (MA200), các cổ phiếu lớn thậm chí còn tích cực hơn khi chưa điều chỉnh là mấy.

Thông thường, vị chuyên gia quan sát thấy trong những đợt VN-Index xuyên thủng MA200 đồng pha với việc các thị trường chứng khoán lớn gãy MA200. Hiện tại Mỹ, Trung Quốc, các thị trường chứng khoán châu Âu đều cách tương đối xa MA200. Trừ thị trường chứng khoán Nhật Bản với câu chuyện riêng đã gãy MA200, có thể thấy MA200 vẫn có thể được trụ vững đợt điều chỉnh này.

Dựa theo những quan sát trên, ông Huy đánh giá khả năng VN-Index gãy MA 200 (tương đương mốc điểm quanh 1.200) là khá thấp, tuy nhiên vẫn có thể sẽ xảy ra.

"Thị trường có thể kiểm định lại MA200 quanh 1.200 điểm nhưng sẽ duy trì và phục hồi như những gì đã diễn ra cuối tuần qua. Khó có thể kỳ vọng sự sôi động nhưng có lẽ không nên bi quan", ông Huy nhận định.

Theo ông Huy, mùa kết quả kinh doanh quý 2 đã qua đi nhưng sẽ là tham khảo tốt dể dự đoán đà phục hồi lợi nhuận doanh nghiệp giai đoạn cuối năm. Nhờ vậy, đây là thời điểm có thể tư duy dài hạn.

Ba câu chuyện lớn sẽ tác động xuyên suốt đến thị trường nửa cuối năm được chuyên gia nhấn mạnh: (1) Chính sách kinh tế nới lỏng (2) Đà phục hồi kinh tế và (3) câu chuyện nâng hạng. Trong đó đà phục hồi kinh tế và triển vọng nâng hạng sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành, chất lượng tốt để đón đầu đà phục hồi lợi nhuận, các ngành hưởng lợi từ đà phục hồi kinh tế đơn giản là Ngân hàng, Dịch vụ tài chính, Tiêu Dùng, Vật liệu xây dựng, Tài nguyên cơ bản, Bán lẻ…và tránh các cổ phiếu cơ bản kém lúc này.

Tháng 7 buồn của thị trường UPCoM

Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường UPCoM trong tháng 7/2024 chứng kiến sự giảm mạnh cả về ...

Doanh nghiệp hủy niêm yết: Khi niềm tin bị "đánh cắp"

Trước HNG và HBC, thị trường chứng khoán cũng đã chứng kiến nhiều cổ phiếu bị hủy niêm yết, phải trở lại UPCoM, gần đây ...

Chứng khoán đầu tuần đỏ lửa, thanh khoản suýt soát tỷ đô

Thị trường chứng khoán khởi đầu tuần mới bằng một phiên giao dịch đầy tiêu cực, nhà đầu tư cũng tích cực xuống tiền nhưng ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán