Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Vietcombank ghi nhận hơn 1,9 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Ảnh minh họa |
Trong danh sách này, tính đến ngày 20/7, Vietcombank chỉ có 1 cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ. Cụ thể, một tổ chức là Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) với số cổ phần sở hữu hơn 93,3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 1,67% vốn điều lệ.
Tuy nhiên trên thực tế, Nhà nước đang sở hữu 74,8% vốn điều lệ tại ngân hàng và cổ đông chiến lược Mizuho cũng nắm giữ 15% vốn của Vietcombank.
Nguồn: Vietcombank |
Về kết quả kinh doanh của Vietcombank, Vietcombank ghi nhận sụt giảm mọi hoạt động kinh doanh. Nhưng nhờ giảm 40% chi phí dự phòng, Ngân hàng thu được 10.116 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 9% so với cùng kỳ.
Tính riêng trong quý 2, ngân hàng có một quý đi lùi về mọi mặt so với cùng kỳ năm trước. Nguồn thu chính giảm 1%, chỉ còn 13.908 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.
Các nguồn thu ngoài lãi đều sụt giảm như lãi từ dịch vụ giảm 8%, lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 22%, lãi từ hoạt động khác giảm mạnh 91%, mua bán chứng khoán kinh doanh thua lỗ…
Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank chỉ còn 11.629 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ. Nhờ cắt giảm 40% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ cón trích 1.513 tỷ đồng, nên VCB lãi trước thuế 10.116 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 20.835 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước nhờ cắt giảm 34% chi phí dự phòng (còn 3.021 tỷ đồng).
Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Vietcombank ghi nhận hơn 1,9 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại NHNN đạt 35.735 tỷ đồng giảm 38% so với đầu năm, cho vay khách hàng đạt gần 1.37 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm.
Ở phía nguồn vốn, tiền gửi khách hàng giảm 2% so với đầu năm, còn hơn 1,37 triệu tỷ đồng. Đáng chú ý, tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nước tăng đột biến lên 62.534 tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ hơn 900 tỷ đồng.
Tính đến 30/06/2024, tổng nợ xấu của Vietcombank tăng 32% lên 16,446 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tăng từ mức 0,98% đầu năm lên 1,2%.
Nợ xấu ngân hàng nhìn từ nhóm Big3: Nguyên nhân không hoàn toàn do ngành ngân hàng yếu kém Trong quý 2/2024 vừa qua, quy mô nợ xấu của nhóm ngân hàng Big3 gồm Vietcombank, VietinBank và BIDV đều ghi nhận tăng trưởng so ... |
Lộ diện ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất nửa đầu năm 2024 Theo thống kê từ 29 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính bán niên 2024, BIDV tiếp tục là ngân hàng có quy ... |
Ngân hàng nào có tổng tiền gửi nhiều nhất nửa đầu 2024? Nửa đầu năm 2024, theo công bố báo cáo tài chính của 29 ngân hàng tổng tiền gửi đạt gần 12,2 triệu tỷ đồng, tăng ... |
Tuệ Nhi