Cụ thể, NHNN chấp thuận cho Vietcombank tăng vốn điều lệ lên mức 55.891 tỷ đồng. Hình thức sẽ là phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại của các năm 2019 và 2020, đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022 của Vietcombank (AGM 2022) thông qua trước đó.
Cụ thể, Vietcombank dự kiến phát hành 856,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương ứng với tỉ lệ phát hành 18,1%.
Dự kiến, sau khi phát hành thành công, quy mô vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng từ 47.325,1 tỷ đồng lên mức 55.891 tỷ đồng, vượt qua VietinBank và BIDV để trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 2 hệ thống, sau VPBank.
Vietcombank dự kiến phát hành 856,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức. Ảnh: Internet |
Đáng chú ý, Vietcombank vẫn còn 2 kế hoạch tăng vốn khác. Theo đó, nhà băng này dự kiến sẽ phát hành tối đa 2.768 triệu cổ phiếu VCB nhằm chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại của năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018. Hoạt động này có thể giúp Vietcombank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 27.685,2 tỷ đồng.
Mặt khác, Vietcombank vẫn chưa hoàn thành thương vụ chào bán riêng lẻ 307,6 triệu cổ phiếu cho Mizuho Bank (46,1 triệu cổ phiếu) và các nhà đầu tư khác (261,4 triệu cổ phiếu).
Về kết quả kinh doanh, Vietcombank đã công bố báo cáo tài chính quý I/2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 11.221 tỷ đồng, tăng gần 13% cùng kỳ năm trước và thực hiện được 26% kế hoạch năm. Với kết quả này, Vietcombank tiếp tục giữ vị trí quán quân về lợi nhuận ngành ngân hàng.
Trong quý I/2023, thu nhập lãi thuần của Vietcombank tăng 18,6% lên 14.203 tỷ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 12,1% so với cùng kỳ, đạt 1.706 tỷ đồng. Lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần cũng tăng lần lượt 81% và 61% so với quý I/2022.
Hoạt động kinh doanh khác mang về cho ngân hàng 1.083 tỷ đồng lãi thuần, tăng mạnh 123%. Trong khi đó hoạt động dịch vụ đi lùi so với cùng kỳ khi lãi thuần giảm 46% xuống còn hơn 1.450 tỷ đồng.
Chi phí dự phòng rủi ro trong quý được Vietcombank cắt giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước, tương đương khoảng 252 tỷ đồng.
Tính đến 31/3/2023, tổng tài sản ngân hàng đạt trên 1,48 triệu tỷ đồng, tăng 1,8% so với năm trước. Cho vay khách hàng tăng 2,5% lên 1,17 triệu tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 3,1%, đạt 1,28 triệu tỷ đồng.
Số dư nợ xấu tăng 27% lên hơn 9.900 tỷ đồng, trong đó dư nợ nhóm 3 tăng 508% từ 414 tỷ đồng lên 2.523 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,68% lên 0,85%.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, cổ đông Vietcombank đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2023 với các chỉ tiêu chính như lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 15% so với năm 2022, dự kiến đạt gần 43.000 tỷ đồng.
Tổng tài sản tăng 9%. Dư nợ tín dụng tăng tối đa 14%. Huy động vốn tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) không cao hơn mức thực hiện năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,5%
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/5, thị giá VCB dừng ở 94.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức vốn hóa hơn 447.000 tỷ đồng.
Câu chuyện cổ tức ngân hàng vẫn còn là đề tài nóng Hầu hết các ngân hàng đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông 2023 và một trong những nội dung bàn luận sôi ... |
Ngân hàng "bắt tay" giảm lãi suất cho vay Sau cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều ngân hàng đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay 0,3-0,5% đối với tất cả ... |
Lãi suất ngân hàng mới nhất ngày 30/5/2023: Tiếp tục giảm mạnh, lãi suất về dưới vùng 8,5%/năm Lãi suất ngân hàng mới nhất ngày 30/5/2023 đồng loạt giảm tại nhiều ngân hàng, bao gồm cả các ngân hàng lớn trong thời gian ... |
Tuệ Nhi