Ngày 16/4, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) vừa bất ngờ công bố biểu lãi suất tiền gửi mới, theo đó ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động đối với các kỳ hạn từ 1 - 11 tháng và từ 24 tháng trở lên.
Cụ thể, Vietinbank điều chỉnh tăng thêm 0,2 điểm % đối với các kỳ hạn 1 - 2 tháng, lên mức 1,9%/năm; kỳ hạn từ 3 - 5 tháng, lên mức 2,2%/năm; kỳ hạn 6 - 11 tháng, lên mức 3,2%/năm và kỳ hạn từ 24 - 36 tháng, lên mức 5%/năm.
Sau lần điều chỉnh này, lãi suất tiết kiệm đối với các kỳ hạn từ 1 - 11 tháng và từ 24 - 36 tháng tại Vietinbank đang nhỉnh hơn so với 3 ngân hàng còn lại trong nhóm 4 ngân hàng quốc doanh (Big4) gồm Agribank, Vietcombank, BIDV và VietinBank.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) |
Diễn biến tăng lãi suất tiết kiệm tại Vietinbank khá bất ngờ đối với một ngân hàng thuộc nhóm Big4. Trước đó, thị trường đã ghi nhận nhiều ngân hàng thương mại tư nhân tăng lãi suất trở lại trong tháng 4.
Cụ thể, ngày 11/4 vừa qua, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) điều chỉnh lãi suất tiết kiệm tăng thêm 0,1 điểm % lên mức 2,6%/năm ở kỳ hạn 1 tháng. Lãi suất tiết kiệm tại các kỳ hạn còn lại vẫn được VIB giữ nguyên.
Bên cạnh đó, VIB cho biết mức lãi suất sẽ được cộng thêm 0,3 điểm % cho khách hàng Diamond/Sapphire payroll và 0,2% điểm % cho khách hàng iBusiness/Sapphire gửi kỳ hạn từ 2 - 11 tháng. Ngân hàng này cũng cộng thêm lãi suất 0,3 điểm % cho khách hàng mới gửi tiền trong tháng (tức tháng đầu tiên giao dịch tại VIB với kỳ hạn từ 2 - 11 tháng). Quy định này sẽ chính thức áp dụng từ 11/4/2024 trở đi.
Trước đó một ngày, VPBank cũng thông báo điều chỉnh tăng thêm 0,3 điểm % đối với lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 12 - 36 tháng. Theo đó, lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 12 - 18 tháng được điều chỉnh lên mức 4,8%/năm. Lãi suất huy động trực tuyến đối với kỳ hạn 24 - 36 tháng vượt lên trên ngưỡng 5%, ở mức 5,2%/năm. VPBank cộng thêm lần lượt 0,1 và 0,2 điểm % cho tiền gửi từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng, và từ 50 tỷ đồng trở lên.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) cũng điều chỉnh tăng giảm lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn các nhau, trong đó các kỳ hạn 4 và 5 tháng được ngân hàng điều chỉnh tăng với mức tăng lần lượt 0,1 - 0,2 điểm %. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng giảm xuống 3,2%/năm, kỳ hạn từ 2 - 3 tháng giữ nguyên mức 3,4-3,5%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động kỳ hạn 4 - 5 tháng lần lượt tăng lên mức 3,6 - 3,7%/năm.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLong Bank) cũng điều chỉnh tăng thêm 0,2 điểm % lãi suất cho tiền gửi các kỳ hạn từ 6 - 36 tháng. Theo đó, kỳ hạn 6 thánglên mức 4,4%/năm, kỳ hạn 9 tháng lên mức 4,8%/năm, kỳ hạn 12 tháng lên mức 5%/năm, kỳ hạn 13 tháng lên mức 5,1%/năm, kỳ hạn 15 tháng lên mức 5,2%/năm và kỳ hạn từ 18 - 36 tháng lên mức 5,5%/năm.
Ngày 9/4, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng có thong báo điều chỉnh tăng 0,2 điểm % đối với lãi suất hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến (online), các khoản tiền gửi kỳ hạn 6 - 9 tháng, lên mức 4,1%/năm.
Cũng trong tháng 4, HDBank tăng thêm 0,2 điểm % đối với các kỳ hạn dài 12 - 18 tháng ở hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến (online). Sau điều chỉnh, lãi suất tiết kiệm của khách hàng cá nhân gửi kỳ hạn 12 tháng tại đây tăng lên 5%/năm; gửi 13 tháng tăng lên mức 5,2%/năm; kỳ hạn 15 tháng lên mức 5,8%/năm và kỳ hạn 18 tháng lên mức 5,9%/năm.
Tương tự, MSB cũng đồng loạt tăng thêm 0,2 điểm % lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ 6 - 11 tháng lên mức 4,1%/năm. Lãi suất huy động trực tuyến các kỳ hạn từ 12 - 36 tháng cũng tăng thêm 0,2 điểm %, lên mức 4,5%/năm. Đây cũng là mức lãi suất huy động cao nhất tại MSB theo cách gửi tiết kiệm trực tuyến thông thường.
Các ngân hàng bắt đầu có xu hướng rục rịch tăng lãi suất tiết kiệm trở lại từ nửa cuối tháng 3 trở đi, khi có 3 ngân hàng thương mại khác cũng lần lượt tăng lãi suất huy động trở lại là VPBank, SHB và Saigonbank.
MSB 'tiếp ngôi' điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm lên mức cao nhất là 7%/năm MSB vừa công bố tăng lãi suất huy động thêm 0,2 điểm % tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên kể từ ngày ... |
Loạt ngân hàng bất ngờ điều chỉnh tăng lãi suất gửi tiết kiệm Nhiều ngân hàng đã bắt đầu rục rịch tăng lãi suất, xu hướng tăng lãi suất huy động dường như đã bắt đầu quay trở ... |
Vân Anh