VietinBank "đau đầu" với khoản nợ hơn 7.000 tỷ của Xi măng Công Thanh

28/11/2023 - 20:25
(Bankviet.com) Là chủ nợ lớn với nhiều nghìn tỷ đồng của Xi măng Công Thanh, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đang ráo riết tìm phương án thu hồi khoản nợ 7.000 tỷ đồng.

BIDV quyểt định thu giữ loạt tài sản của Dầu khí Đông Phương cho khoản nợ 1.190 tỷ

Agribank sắp bán đấu giá khoản nợ gần 500 tỷ của Đá quý và Trang sức Đức Tiến

TPBank huy động 4.263 tỷ đồng trái phiếu, "vượt mặt" lợi nhuận thu về

Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2023 của CTCP Xi măng Công Thanh do Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam thực hiện, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 353 tỷ đồng, giảm 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Kinh doanh dưới giá vốn và chi phí tài chính cao khiến công ty lỗ sau thuế gần 609 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 539 tỷ. Tại ngày 30/6, khoản lỗ lũy kế của công ty là 6.689 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm 5.789 tỷ đồng.

Năm 2023, Xi măng Công Thanh đặt kế hoạch doanh thu thuần gần 1.926 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2022. Công ty dự kiến lỗ sau thuế còn 796 tỷ đồng so với mức lỗ 1.182 tỷ đồng trong năm 2022. Với kết quả trên, công ty mới thực hiện 18% mục tiêu doanh thu sau 6 tháng.

Ngân hàng VietinBank "ngồi trên đống lửa" với khoản nợ 7.000 tỷ của Xi măng Công Thanh
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Đáng chú ý, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp xấp xỉ 2.586 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty cũng chưa thực hiện theo kế hoạch chi trả khoản vay dài hạn đến hạn trả và trái phiếu đến hạn trả với số tiền là 1.593 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG), khoản vay ngắn hạn với số tiền gần 287 tỷ đồng cho Ngân hàng SHB với tổng tiền lãi vay quá hạn là 333 tỷ cho các ngân hàng này.

Cuối kỳ, khoản nợ của công ty là hơn 17.963 tỷ đồng, trong đó tổng dư nợ tài chính là 7.317 tỷ với 2 ngân hàng lớn là VietinBank và SHB. Trong đó, các khoản vay nợ tại ngân hàng VietinBank hơn 7.030 tỷ đồng và hơn 287 tỷ đồng đang nợ ngân hàng SHB - Chi nhánh Vạn Phúc.

Hiện, hai chủ nợ lớn nhất của Xi măng Công Thanh là Vietinbank và SHB. Liên quan đến khoản nợ 7.030 tỷ của Xi măng Công Thanh, từ năm 2017, Vietinbank chi nhánh TP HCM đã có công văn về việc cơ cấu thời hạn trả nợ gốc, lãi khoản vay dài hạn và trái phiếu đầu tư dự án dây chuyền II nhà máy xi măng Công Thanh.

VietinBank
Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2023 của CTCP Xi măng Công Thanh

Đối với phần nợ gốc, công ty phải thanh toán nợ gốc các khoản vay dài hạn theo lộ trình tới hết năm 2035, căn cứ theo lịch trả nợ sau cơ cấu. Đối với khoản nợ lãi, Vietinbank yêu cầu Xi măng Công Thanh thanh toán thành 2 phương án.

Với phần lãi vay phải trả lũy kế tới năm 2016 chưa thanh toán, công ty này sẽ phải trả trong giai đoạn từ năm 2020 tới năm 2026. Đối với lãi vay phát sinh giai đoạn từ năm 2017 tới 2035 sẽ được phân bố trả theo kế hoạch dòng tiền từ năm 2022 tới năm 2035. Ngoài ra, đối với phần lãi phát sinh còn lại chưa trả do chênh lệch phát sinh so với với thực tế sẽ được thanh toán vào năm 2035.

Ngày 5/9/2017, Vietinbank đã có động thái tạo điều kiện cho "con nợ" khi ra văn bản đồng ý chia sẻ cho SHB - Chi nhánh Vạn Phúc về khối tài sản đảm bảo mà Xi măng Công Thanh đang thể chấp tại Vietinbank và nguồn thu của công ty. Đổi lại SHB đồng ý tài trợ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, với hạn mức tối thiểu 450 tỷ đồng.

Đây là nguồn gốc của khoản nợ ngắn hạn mà Xi măng Công Thanh đang nợ SHB chi nhánh Vạn Phúc và đã được mua đi bán lại như nêu trên. Các dây chuyển sản xuất cùng nhiều tài sản của bên thứ 3 được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của Xi măng Công Thanh.

Với kết quả kinh doanh không mấy khả quan trong thời gian qua đã khiến Xi măng Công Thanh gặp khó khăn trong việc thu xếp các nguồn vốn để trả nợ. Khả năng duy trì hoạt động liên tục của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng khiến cho các chủ nợ lớn như Vietinbank "đứng ngồi không yên" về nguy cơ mất vốn.

Trước tình hình kinh doanh "bết bát" và thanh toán chậm trễ của Xi măng Công Thanh, ngày 24/3/2021, Vietinbank đã có văn bản yêu cầu Xi măng Công Thanh xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản của bên thứ 3 để thanh toán nghĩa vụ trả nợ còn thiếu.

Sau đó, ngày 27/5/2021, Công ty có văn bản tới Vietinbank đề xuất chưa thực hiện xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản của bên thứ 3 với lý do công ty vẫn đang trả nợ dựa trên doanh thu và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã cam kết với Vietinbank.

Đến ngày 5/4, phía Xi măng Công Thanh và Vietinbank đã thống nhất theo thỏa thuận tạm thời trả nợ tới ngày 30/6/2023 theo từng hợp đồng kinh doanh cụ thể bao gồm cả clinker và xi măng. Sau đó Vietinbank phối hợp với công ty tính toán chênh lệch dòng tiền thu và chi phù hợp cho sản xuất kinh doanh, từ đó nhà băng này có quyết định phương án phong tỏa hoặc thu nợ.

Ngân hàng đang “ngấm đòn” nợ xấu trái phiếu bất động sản

FiinGroup cho rằng bây giờ các ngân hàng mới “ngấm đòn” nợ xấu trái phiếu bất động sản.

Nợ xấu tăng cao, ngân hàng gặp khó trong việc xử lý

Khảo sát kết quả kinh doanh của 28 ngân hàng thương mại trong nước đã công bố báo cáo tài chính quý III/2023 cho thấy, ...

Lượng giao dịch giảm 50%, tồn kho bất động sản còn hơn 18 tỷ USD, HoREA cảnh báo nợ xấu

Chỉ tính riêng Novaland (NVL), Vinhomes (VHM) và Vingroup (VIC) đã chiếm 61% giá trị tồn kho toàn ngành bất động sản tính đến cuối ...

Y Vân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán