Vinaconex tiếp tục mua lại trước hạn một phần lô trái phiếu 2.500 tỷ đồng

07/03/2024 - 15:13
(Bankviet.com) Đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm 2024 VCG thực hiện mua lại trước hạn một phần mã trái phiếu này. Trước đó, ngày 29/1, VCG đã thực hiện mua lại trước hạn 300 tỷ đồng giá trị đang lưu hành của mã trái phiếu trên.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả giao dịch trái phiếu của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HOSE: VCG). Cụ thể, ngày 29/2, VCG đã mua lại trước hạn 200 tỷ đồng trái phiếu mã VCGH2124011. Lô trái phiếu này được phát hành ngày 25/6/2021, đáo hạn ngày 25/6/2024, giá trị phát hành là 2.500 tỷ đồng. Giá trị lưu hành trước đợt mua lại này là 1.300 tỷ đồng, giá trị sau khi mua lại là 1.100 tỷ đồng.

Đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm 2024 VCG thực hiện mua lại trước hạn một phần mã trái phiếu này. Trước đó, ngày 29/1, VCG đã thực hiện mua lại trước hạn 300 tỷ đồng giá trị đang lưu hành của mã trái phiếu trên. Theo dữ liệu trên HNX, đây là lô trái phiếu duy nhất còn đang lưu hành của VCG.

Vinaconex tiếp tục mua lại trước hạn một phần lô trái phiếu 2.500 tỷ đồng
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả giao dịch trái phiếu của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam

Về tình hình kinh doanh của Vinaconex, lũy kế cả năm 2023, Vinaconex ghi nhận doanh thu thuần 12.705 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là mức doanh thu thuần cao nhất của công ty từ năm 2012 đến nay.

Hoạt động xây lắp vẫn đóng vai trò chủ đạo với doanh thu gần 8.274 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Mảng kinh doanh bất động sản cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng lên 2.315 tỷ đồng (cao gấp 11 lần so với kết quả 212 tỷ đồng cùng kỳ).

Song, do giá vốn và các chi phí tăng, trong khi doanh thu tài chính và lợi nhuận khác giảm, cùng với việc ghi nhận khoản lỗ từ công ty liên doanh, liên kết sâu hơn cùng kỳ, Vinaconex báo lãi sau thuế 336 tỷ đồng, giảm 64% so với năm 2022. Kết quả này tương đương thực hiện được 39% trong mục tiêu lãi 860 tỷ đồng mà công ty đề ra cho năm 2023.

Tại ngày 31/12/2023, tổng các khoản phải thu (cả ngắn và dài hạn) của Vinaconex đã giảm 25% so với tại thời điểm đầu năm 2023, còn 6.957 tỷ đồng, chủ yếu do đã thu hồi được khoản phải thu hơn 2.060 tỷ đồng từ Công ty TNHH Thượng mại và Xây dựng Minh Phương Việt Nam.

Tại ngày 31/12/2023, nợ xấu của Vinaconex ở mức gần 887 tỷ đồng (giá gốc) với giá trị có thể thu hồi là 246 tỷ đồng (chiếm 28%). Con số nợ xấu (giá gốc) này cũng giảm 34% so với tại thời điểm đầu năm 2023, chủ yếu giảm tại khoản nợ từ Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh.

Về phần nợ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, trong năm 2023, Vinaconex đã chi hơn 12.507 tỷ đồng để trả nợ gốc vay, đồng thời thu từ đi hơn gần 10.114 tỷ đồng. Dư nợ vay tài chính tại ngày 31/12/2023 đạt 11.064 tỷ đồng (phần lớn là vay ngân hàng), giảm 18% so với thời điểm đầu năm, song vẫn ở mức cao gấp 1,1 lần vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.

Mới đây, HĐQT Vinaconex có quyết định phê duyệt kế hoạch tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Theo đó, cuộc họp được tổ chức vào ngày 24/4, với ngày đăng ký cuối cùng là ngày 22/3.

Một số nội dung đáng chú ý trong cuộc họp gồm báo cáo của ban điều hành về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024; tờ trình của HĐQT về phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm tài chính 2023; tờ trình của HĐQT về thông qua chủ trương giao dịch giữa tổng công ty với các công ty con, công ty liên kết trong cùng tập đoàn kinh tế/nhóm Vinaconex;…

Đánh giá về triển vọng của VCG trong năm năm 2024, áp dụng cách tiếp cận thận trọng đối với VCG vì triển vọng vẫn chưa rõ ràng, mặc dù phân khúc Xây dựng dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải. Bước vào năm tài chính 2024, Mira Asset chưa thấy có yếu tố tích cực hơn từ góc nhìn hiện tại. Đơn vị phân tích đánh giá tốc độ tăng trưởng khác nhau cho từng phân khúc, cụ thể:

Xây dựng: Dự báo tăng trưởng doanh thu khoảng 20% (giảm từ mức +35% năm ngoái) cho năm 2024, thấp hơn con số tăng trưởng của năm 2023.

Bất động sản: Hiện tại, phân khúc này hầu như không có nguồn thu nhập do việc phát triển các dự án tiềm năng còn chậm chạp và thông tin còn hạn chế. Chúng tôi không kỳ vọng sẽ có thu nhập đáng kể từ phân khúc này trong năm 2024.

Các phân khúc khác (Giáo dục, Sản xuất và Dịch vụ: Thủy điện & Cấp nước): Mặc dù hoạt động trong môi trường cạnh tranh trung bình và những quy định ở mức vừa phải, những phân khúc này được coi là nguồn thu nhập ổn định nhất vì chúng cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho người tiêu dùng. Năm 2023, giá điện và chi phí giáo dục đều được điều chỉnh tăng bởi các cơ quan chức năng. Do đó, Mira Asser đưa ra dự báo mức tăng trưởng từ 2% đến 5% mỗi năm, phản ánh tốc độ tăng trưởng trung bình trong dài hạn của các ngành này.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCG lình xình đi ngang trong khoảng ba tháng qua. Kết phiên 6/3, cổ phiếu này dừng chân tại mốc 24.600 đồng/cp với tổng khối lương khớp lệnh hơn 10 triệu đơn vị trong phiên.

Mirae Asset: Vinaconex (VCG) hầu như không có thu nhập từ bất động sản trong năm 2024

Mirae Asset không kỳ vọng mảng bất động sản của Vinaconex có thể mang về nguồn thu nhập đáng kể cho “đại gia” xây dựng ...

Dragon Capital mạnh tay xả hàng chục triệu cổ phiếu VCG sau hơn 1 tháng mua vào

Theo thông báo mới nhất, Dragon Capital bất ngờ đăng ký bán hơn 17 triệu cổ phiếu VCG.

Vinaconex (VCG) là chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Đông Anh gần 300 ha

Dự án được thực hiện tại các xã Nguyên Khê, Xuân Nộn, Thụy Lâm, Liên Hà và thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP. ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán