Ngân hàng VIB sắp phát hành 20.000 tỷ đồng giấy tờ có giá | |
Ngân hàng LPBank thu về 4.200 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu riêng lẻ | |
VietinBank chốt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng trên 10%, triển vọng nào cho cổ phiếu CTG? |
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 21 ngân hàng thương mại cổ phần. Việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ). Ngoài ra, NHNN đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 6 công ty tài chính.
NHNN trình Thủ tướng Chính phủ xem xét xem xét bổ sung vốn nhà nước cho 3 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm BIDV, Vietcombank và VietinBank.
Trong đó, bổ sung vốn nhà nước cho BIDV từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021. Hai ngân hàng Vietcombank, VietinBank hoàn thiện lại phương án tăng vốn từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Số liệu thống kê của NHNN cho thấy, tính đến tháng 7/2023, tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là 915.330 tỷ đồng, tăng 4,37% so với cuối năm 2022. Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (bao gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, CBBank, GPBank, và OceanBank) là 190.479 tỷ đồng (tăng 0,02%).
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) |
Cụ thể, tổng vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP là 496.304 tỷ đồng (tăng 5,73%).Tổng vốn điều lệ của các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là 154.508 tỷ đồng (tăng 5,53%). Vốn điều lệ của Ngân hàng CSXH là 23.960 tỷ đồng (tăng 8%). Tổng vốn điều lệ của các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 40.165 tỷ đồng (tăng 2,55%).
Vốn điều lệ của Ngân hàng Hợp tác xã là 3.030 tỷ đồng (không thay đổi so với cuối năm 2022). Vốn điều lệ của các Quỹ tín dụng nhân dân là 6.884 tỷ đồng (tăng 8,28%).
Cũng theo số liệu của NHNN tính đến tháng 7/2023, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam là 18.442.412 tỷ đồng (tăng 0,91%). Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 26,14%, và tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 76,89%.
Theo báo cáo cập nhật tháng 7/2023 của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 25 ngân hàng thương mại có đủ điều kiện tăng vốn trong thời gian tới. Hiện, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã cổ phiếu VPB) là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất hệ thống (hơn 67.000 tỷ đồng). Ngay cả khi các ngân hàng cùng tăng vốn điều lệ, VPBank cũng sẽ dẫn đầu với vốn điều lệ mới là hơn 79.000 tỷ đồng.
Ước tính, vốn điều lệ của nhà băng này bằng 9 ngân hàng khác cộng lại. Bao gồm: Eximbank, NCB, NamA Bank, ABBank, BacA Bank, VietBank, VietA Bank, VietCapital Bank và KienLong Bank. Ngoài ra, giá trị vốn hóa của VPBank tại thời điểm cuối năm 2022 đã tăng tốc lên 120.000 tỷ, giữ vững vị trí ngân hàng tư nhân có mức vốn hóa lớn nhất Việt Nam.
Tại cuối quý II/2023, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mẹ - Ngân hàng VPBank đạt 13,1% so với thời điểm đầu năm. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng. tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mẹ - Ngân hàng VPBank chủ yếu đến từ cho vay nhóm khách hàng lớn và bán lẻ, với mức tăng trưởng tín dụng của hai nhóm này lần lượt là 18,9% và 13% so với thời điểm đầu năm nay. Trong khi đó, tín dụng cho danh mục trái phiếu doanh nghiệp có mức tăng trưởng âm 13,9% so với cuối năm 2022.
Mặc dù tăng trưởng tín dụng cao nhưng tỷ lệ NIM của ngân hàng mẹ - Ngân hàng VPBank lại giảm mạnh, xuống còn 3,97% trong quý 2/2023, so với mức 5,41% của quý 2/2022. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí vốn trên toàn thị trường tăng cao nhưng Ngân hàng VPBank giữ lãi suất cho vay ở mức hợp lý để hỗ trợ khách hàng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng mẹ - Ngân hàng VPBank đã giảm từ 18,1% tại cuối quý 2/2022 xuống còn 14,5% tại cuối quý 2/2023. Thêm vào đó, tại cuối quý 2/2023, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng mẹ cũng tăng lên mức 3,7% so với mức 2,8% tại cuối năm 2022, từ đó là tăng chi phí dự phòng, và giảm tỷ lệ bao nợ xấu xuống mức 41% từ mức 54% tại cuối năm 2022. Tổng kết lại, ngân hàng mẹ - Ngân hàng VPBank ghi nhận thu nhập lãi thuần trong quý 2/2023 đạt hơn 5.900 tỷ đồng, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Trước đó, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) đưa ra dự đoán tăng trưởng tín dụng năm 2023 của VPBank đạt 19,4%. Cụ thể, PHS ước tính NIM của VPB năm 2023 đạt 7,56%, giảm 22 điểm phần trăm so với cuối năm 2022, nhưng cao hơn mức 6,39% vào 6 tháng đầu 2023. Kết quả này là do áp lực chi phí huy động vốn giảm dần vào cuối năm nhờ các Chính sách giảm lãi suất của NHNN.
Sang năm 2024, PHS dự đoán NIM của VPBank cải thiện so với cuối năm 2023, lên 7,94% nhờ hai nguyên nhân. Một là lãi suất kỳ vọng duy trì mặt bằng thấp trong năm 2024. Hai là hưởng lợi từ các nguồn vốn giá rẻ từ các tổ chức quốc tế và hoàn thành đợt chào bán riêng lẻ cho SBMC.
Cổ phiếu ngân hàng đang có phần "yếu thế"? Chỉ trong vòng một tháng trở lại đây, nhiều cổ phiếu nhóm ngân hàng đã giảm tới 10-15%, mức giảm có thể coi là tương ... |
Loạt “ghế nóng” của các nhà băng “đổi chủ” Thời gian gần đây, hàng loạt các ngân hàng có biến động nhân sự cấp cao như Eximbank, PG Bank, VIB, SCB, ABBank,... Các vị ... |
VietinBank chốt kế hoạch lợi nhuận 2023 Ngày 2/10, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt các chỉ tiêu ... |
Y Vân