WB phê duyệt khoản tín dụng 107 triệu USD thúc đẩy hạ tầng đường thuỷ Việt Nam Ngân hàng Thế giới cảnh báo 108 quốc gia có nguy cơ mắc kẹt trong 'bẫy thu nhập trung bình' |
Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố đầu tháng 9, thị phần của Ấn Độ trong thương mại toàn cầu không theo kịp nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của nước này, vì Việt Nam và Bangladesh đã vượt qua quốc gia này để trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu chi phí thấp. Mặc dù kinh tế Ấn Độ tăng trưởng nhanh chóng, nhưng tỷ lệ thương mại hàng hóa và dịch vụ tính theo tỷ lệ phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã giảm trong thập kỷ qua.
Bangladesh và Việt Nam vượt Ấn Độ về sản xuất chi phí thấp. Ảnh minh họa |
Báo cáo của WB cho biết, thị phần của Ấn Độ trong xuất khẩu hàng may mặc, da, dệt may và giày dép toàn cầu (ALTF) ban đầu tăng từ 0,9% vào năm 2002 lên mức đỉnh điểm là 4,5% vào năm 2013, nhưng sau đó giảm xuống còn 3,5% vào năm 2022.
Ngược lại, Bangladesh và Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ, với Bangladesh đạt 5,1% và Việt Nam đạt 5,9% xuất khẩu ALTF toàn cầu vào năm 2022. Báo cáo cũng cho biết khi sự tham gia của Trung Quốc vào sản xuất kỹ năng thấp giảm do tiền lương tăng, Ấn Độ có thể làm nhiều hơn để tận dụng cơ hội này.
Hiện tại, các quốc gia như Bangladesh và Việt Nam, thậm chí cả các nền kinh tế tiên tiến như Đức và Hà Lan, đã trở thành những bên hưởng lợi chính từ việc Trung Quốc thu hẹp thị phần. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới nêu rõ, trong số năm bên hưởng lợi nhiều nhất từ việc Trung Quốc mất thị phần xuất khẩu toàn cầu từ các ngành kỹ năng thấp trong giai đoạn 2015-2022, Bangladesh đứng đầu, tiếp theo là Việt Nam và Ba Lan.
WB khuyến nghị Ấn Độ cần giảm chi phí thương mại, hạ thấp rào cản thương mại và tăng cường hội nhập thương mại để duy trì khả năng cạnh tranh. Tham vọng của Thủ tướng Narendra Modi là biến Ấn Độ thành một trung tâm sản xuất khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc.
Báo cáo của Bloomberg cho biết thêm rằng, Chính phủ của Thủ tướng Modi đã chi hàng tỷ đô la tiền trợ cấp để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp như điện tử và sản xuất chip. WB dự kiến nền kinh tế Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ 7% trong năm tài chính hiện tại, kết thúc vào tháng 3 năm 2025, sau tốc độ tăng trưởng hơn 8% trong năm trước. WB cũng dự báo mức tăng trưởng của Ấn Độ sẽ đạt trung bình 6,7% trong các năm tài chính 2025-2026 và 2026-2027.