CC1 đã khép lại năm 2024 với doanh thu kỷ lục 10.157 tỷ đồng, tăng 81% so với năm trước, nhưng dòng tiền kinh doanh âm đến 2.270 tỷ đồng, khiến Công ty phải phụ thuộc vào vốn vay. Điều này tạo ra áp lực tài chính không nhỏ, trong khi CC1 đang đứng trước những kế hoạch mở rộng đầy tham vọng nhưng chưa thể triển khai như dự định.
Doanh thu tăng
Một trong những điểm đáng chú ý trong bức tranh tài chính năm 2024 của CC1 là sự gia tăng đáng kể về doanh thu, đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. Tuy nhiên, biên lãi gộp sụt giảm, chỉ đạt 4,76%, giảm 1,08 điểm % so với năm trước. Trong mảng xây lắp – lĩnh vực cốt lõi của doanh nghiệp, biên lãi gộp chỉ đạt 3,88%, giảm 0,82 điểm %.
Việc hạ thấp biên lợi nhuận để giành thêm hợp đồng cũng là chiến lược mà nhiều doanh nghiệp xây dựng áp dụng nhằm đảm bảo doanh thu lớn, duy trì công việc, bảo đảm việc làm cho người lao động.
CC1 đạt kỷ lục về doanh thu nhưng biên lợi nhuận suy giảm. Nguồn: Trung tâm Dữ liệu kinhtechungkhoan.vn |
Dù biên lợi nhuận suy giảm, nhờ doanh thu cao nên lợi nhuận gộp của CC1 vẫn đạt 484 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2023. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 18%, đạt 259 tỷ đồng, do doanh thu tài chính giảm mạnh. Nguyên nhân chính là CC1 không còn ghi nhận khoản lãi lớn từ chuyển nhượng các khoản đầu tư như năm trước, mặc dù lãi suất tiền gửi và cho vay có tăng.
Với kết quả này, CC1 không hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2024. Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần 11.600 tỷ đồng và lãi trước thuế 590 tỷ đồng, nhưng chỉ hoàn thành lần lượt 87,5% và 55% kế hoạch đề ra cho năm 2024.
Dòng tiền kinh doanh âm 2.270 tỷ đồng
Một trong những điểm đáng chú ý trong báo cáo tài chính năm 2024 của CC1 là câu chuyện dòng tiền kinh doanh âm tới 2.270 tỷ đồng.
Dữ liệu của Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cho thấy, CC1 tđang tham gia trong nhiều dự án đầu tư công lớn trải dài khắp cả nước, như: Gói thầu 4.8 Dự án sân bay Long Thành (hơn 11.066,8 tỷ đồng); Gói EPC Nhà máy Nhiệt điện Na Dương 2 (3.314,9 tỷ đồng); Gói thầu XL3, Dự án đường vành đai TPHCM (1.852,8 tỷ đồng); Gói thầu số 10-XL, Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 (2.116,6 tỷ đồng)... |
Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự gia tăng đáng kể của các khoản phải thu và hàng tồn kho. Tại ngày 31/12/2024, các khoản phải thu của CC1 đạt 7.863 tỷ đồng, chiếm tới 47% tổng tài sản. Việc các khoản phải thu phình to mà chưa được thu hồi kịp thời khiến dòng tiền thực tế của công ty bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, hàng tồn kho của CC1 cũng tăng mạnh 60%, lên mức 1.487 tỷ đồng, chiếm 9% tổng tài sản. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 10%, lên 2.853 tỷ đồng, chiếm 17% tổng tài sản. Như vậy, khoảng 73% tổng tài sản của CC1 đang nằm ở các khoản phải thu, hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
Các chủ nợ của CC1 tính đến 31/12/2024 |
Trước tình trạng dòng tiền kinh doanh âm lớn, CC1 đã gia tăng vay nợ để duy trì hoạt động. Năm 2024, dòng tiền thu từ đi vay của công ty đã tăng 79%, lên 7.297 tỷ đồng – mức cao nhất trong lịch sử doanh nghiệp. Dư nợ vay cuối năm 2024 tăng 40% lên 6.020 tỷ đồng, kéo tổng nợ phải trả của công ty lên 12.161 tỷ đồng, gấp 2,65 lần vốn chủ sở hữu.
Nhờ nguồn tiền đi vay lớn, CC1 hiện vẫn có quỹ tiền mặt khá dồi dào, đạt 2.710 tỷ đồng, tương đương 16% tổng tài sản.
Hai năm liên tiếp chưa tăng vốn thành công như mong đợi
Để giải bài toán nguồn vốn kinh doanh, CCI đã lên kế hoạch tăng vốn từ năm 2023.
CỤ thể, năm 2023, CC1 đặt mục tiêu tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức và chào bán riêng lẻ. Tuy nhiên, công ty chỉ thực hiện được phần phát hành hơn 29,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên 3.585 tỷ đồng. Trong khi đó, phương án chào bán riêng lẻ vẫn chưa thể triển khai. Ban lãnh đạo CC1 cho biết, trước sự bất ổn của thị trường chứng khoán, việc phát hành cổ phiếu có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông, do đó công ty quyết định hoãn kế hoạch này.
Sang năm 2024, CC1 tiếp tục đề xuất phương án phát hành thêm 232,2 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn điều lệ lên 5.907,4 tỷ đồng. Kế hoạch này bao gồm phát hành hơn 32,2 triệu cổ phiếu trả cổ tức và chào bán riêng lẻ 200 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cũng giống như năm trước, kế hoạch này chưa thể thực hiện.
Từ ngày 21/1/2025, thanh khoản cổ phiếu CC1 đã có sự phục hồi rõ rệt. Nguồn: Trung tâm Dữ liệu kinhtechungkhoan.vn |
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CC1 đã có những diễn biến khá tích cực. Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/2/2025, cổ phiếu này đạt mức 17.800 đồng/cp, với khối lượng giao dịch hơn 39.500 cổ phiếu. So với giai đoạn đầu năm, thanh khoản cổ phiếu CC1 đã có sự cải thiện đáng kể.
Từ ngày 2/1 đến 20/1/2025, cổ phiếu này giao dịch khá ảm đạm, thậm chí có phiên (ngày 9/1) không có bất kỳ lệnh khớp nào. Đến ngày 20/1, chỉ 114 cổ phiếu CC1 được giao dịch.
Tuy nhiên, từ ngày 21/1/2025, thanh khoản cổ phiếu CC1 đã có sự phục hồi rõ rệt, với khối lượng giao dịch tối thiểu 33.000 cổ phiếu mỗi phiên, cao nhất đạt 52.618 cổ phiếu vào ngày 23/1/2025.
CC1: Doanh thu gần gấp đôi, hé lộ cách vượt khó với chuỗi dự án trọng điểm CC1 ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong các dự án hạ tầng lớn, bất chấp thách thức ngành xây dựng. Chiến lược thi công ... |
CC1 góp 216 tỷ đồng lập Công ty TNHH KCN Đại Ngãi, chiếm 48% vốn Tổng công ty xây dựng số 1 – CTCP (CC1) góp 216 tỷ đồng thành lập Công ty TNHH KCN Đại Ngãi tại Sóc Trăng, ... |
Cao Thái