Việt Nam và tầm nhìn trở thành quốc gia số
Kinh tế số trở thành một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với tầm nhìn Việt Nam trở thành quốc gia số, trong đó bao gồm các mục tiêu phát triển: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
Yếu tố con người là trung tâm
Vấn đề chuyển đổi số đã được đặt ra, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện tuy nhiên sự thành công của chuyển đổi số, công nghệ không phải là yếu tố quyết định. Để quyết định chuyển đổi số thành công hay không, đầu tiên phải đến từ Ban lãnh đạo, tiếp đến chính là yếu tố văn hóa của doanh nghiệp, thói quen, hay nói theo một cách khác: Chuyển đổi số xác định con người chính là trung tâm.
Nếu các doanh nghiệp vẫn không chịu thay đổi, đối thủ sẽ buộc bạn thực hiện!
Trong suốt giai đoạn cách ly xã hội, hành vi của toàn xã hội thay đổi một cách đột ngột và sau đại dịch, nhiều chuyên gia cho rằng hành vi người tiêu dùng cũng sẽ không còn như trước. Để trở về điểm cân bằng của một trạng thái “new normal" đòi hỏi một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, tiết giảm chi phí và tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn hiện tại.
Nếu trước đây, chuyển đổi số là một quá trình có thể kéo dài từ 3-5 năm, tuy nhiên sau đại dịch, quá trình này có thể sẽ được rút ngắn một cách cấp thiết nhất có thể. Đại dịch COVID-19 xét theo một góc độ tích cực, đã và đang thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa, buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước.
Việc chuyển đổi số và ứng dụng các công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big data), Công nghệ Cloud, Blockchain và IoT,... được xem là chìa khóa để mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp. Những công nghệ này được ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả vận hành, quản lý; tối ưu hóa dịch vụ và sản phẩm; tiếp cận người dùng chính xác hơn…
Tại các sự kiện và diễn đàn, chuyển đổi số là một vấn đề được quan tâm không chỉ bởi các chủ doanh nghiệp, còn có những người làm công nghệ (lập trình viên, kỹ sư phần mềm,...), người làm marketing và cả những tổ chức chính phủ, phi chính phủ.
Vào tháng 12/2020, đại diện các công ty công nghệ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ và cả các tập đoàn như Google, 1C Vietnam, Heineken, PYCO Group, VietGuys, Moca, Tiki, Techcombank,.... cho đến các công ty công nghệ Amanotes, Knorex, Unity Technologies, NashTech, Cinnamon AI…. đều xuất hiện trong “bữa tiệc" cuối năm mang tên Vietnam Web Summit 2020: LEAD THE AGE OF REVOLUTION TECHNOLOGIES xoay quanh 6 nhóm chủ đề chính:
Bên cạnh việc chia sẻ - cập nhật kiến thức, tìm hiểu về những công nghệ mới nhất của hàng chục gian hàng triển lãm công nghệ của các công ty, tập đoàn, startup, sự kiện còn là nơi để gặp gỡ và giao lưu, tìm kiếm đối tác và nhà đầu tư cho các dự án công nghệ.
+ Tìm hiểu thêm: www.vietnamwebsummit.com
+ Đăng ký vé: www.vietnamwebsummit.com/ve
+ Hồ Chí Minh: sự kiện diễn ra cả ngày (8:00 - 17:00) vào 11/12/2020 tại Melisa Center | Hà Nội: 18/12/2020 tại CTM Palace.
Lê Anh
Theo Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ (link gốc)