Xuất khẩu chiếm 1/3 thế giới: Loại cây này đang giúp người Việt đổi đời
Loại cây được mệnh danh là "vàng xanh" của Việt Nam hiện đang giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu, vừa mang lại thu nhập triệu USD mỗi năm, vừa góp phần giữ rừng, chống sòi mòn.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cây quế Việt Nam đang giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu trên thế giới với tỷ lệ chiếm 34,4% thị phần toàn cầu trong năm 2023. Ấn Độ đang là đối tác nhập nhiều nhất, theo sau là Hoa Kỳ, Bangladesh, Trung Quốc và các nước châu Âu.

Tính đến cuối năm 2023, Việt Nam đã phát triển được hơn 180.000 ha quế, tập trung nhiều ở Yên Bái, Lào Cai, Quảng Nam, Thái Nguyên. Sự bùng nổ này bị ảnh hưởng tích cực bởi giá quế tăng mạnh từ năm 2018 cùng với các chính sách khuyến khích nông dân tham gia trồng rừng.
Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, quế còn đóng vai trò then chốt trong việc giữ rừng, chống xói mòn ở những khu vực đồi dốc, đất nghèo dinh dưỡng. Quế sinh trưởng nhanh, dễ chăm sóc, thu hoạch sau 6-7 năm. Toàn bộ cây được khai thác tối đa: vỏ, lá, cành đều làm thuốc, gia vị, chế tố tinh dầu, làm hương liệu hay mỹ nghệ.
Tại nhiều địa phương, quế được xem như cây xoá đói giảm nghèo hiệu quả: tại Bắc Kạn, mỗi ha quế có thể cho thu nhập 200–300 triệu đồng/năm. Tại Thái Nguyên, giá trị cây quế sau 12–20 năm có thể lên tới 3–5 triệu đồng/cây.
Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ Tiêu và Cây Gia vị Việt Nam, để duy trì vị thế, Việt Nam cần tăng cường xây dựng chuỗi giá trị hữu cơ, nghiên cứu chế phẩm sinh học thay thế thuốc BVTV và nghiêm ngặt trong kiểm định chất lượng sản phẩm.
Tịnh đến nay, Việt Nam đang khẳng định cây quế như một trong những ngành hàng nông – lâm nghiệp trụ cột, góp phần đổi đầu nghèo địa phương, tăng thu ngoại tệ, đảm bảo sinh kế bền vững cho rừng và người dân.