Năm 2024, Chứng khoán Bảo Việt nhận định, Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong năm 2023, Việt nam đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện với 2 quốc gia lớn là Mỹ và Nhật Bản, nâng tổng số quốc gia Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện lên 6 quốc gia, qua đó có nhiều điều kiện để thu hút dòng vốn FDI trong trung và dài hạn.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư công sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, tạo đà cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Năm 2024 là năm thứ 4 mà Chính phủ thực hiện kế hoạch giải ngân đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, nhiều dự án đầu tư công đã có thời gian chuẩn bị hồ sơ và giải phóng mặt bằng từ những năm trước, nên kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện giải ngân trong năm nay.
Về triển vọng thị trường chứng khoán, Chứng khoán Bảo Việt kỳ vọng, thị trường sẽ có thêm sự hỗ trợ từ dòng vốn nội trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp. Qua đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết có thể tăng trưởng tích cực và hồi phục mạnh trong năm 2024.
Bên cạnh đó, hệ thống KRX được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, giúp rút ngắn thời gian giao dịch, và các cơ quan quản lý đan thúc đẩy quá trình nâng hạng là cơ sở để kỳ vọng hút thêm dòng tiền ngoại vào thị trường Việt Nam thông qua các quỹ ETF trong thời gian tới, ban lãnh đạo Chứng khoán Bảo Việt cho biết.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội trên, Chứng khoán Bảo Việt cũng chỉ ra một số thách thức đối với nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Cụ thể, áp lực lạm phát đã xuất hiện từ cuối năm 2023 khi giá của một số nhóm hàng hóa và dịch vụ đã tăng cao so với cùng kỳ, diễn biến tăng này sẽ còn duy trì trong ít nhất nửa đầu năm nay, đặc biệt là ở nhóm lương thực. Thêm nữa, thu nhập của người lao động cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề từ năm 2023 khi các hoạt động sản xuất, xuất khẩu sụt giảm mạnh. Sự ảnh hưởng vẫn còn kéo dài sang tới năm 2024.
Chứng khoán Bảo Việt bày tỏ sự lo ngại khi rủi ro lạm phát vòng 2 còn hiện hữu có thể khiến Ngân hàng Trung ương các nước lớn duy trì lãi suất cao lâu hơn kỳ vọng. Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng không còn dư thừa như năm 2023, dòng tiền từ tín dụng sẽ lựa chọn kênh sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, năm nay cũng là năm đáo hạn của nhiều trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản.
Dựa trên những diễn biến của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam, Chứng khoán Bảo Việt đưa ra 3 kịch bản.
Với kịch bản tiêu cực, chỉ số VN-Index dự kiến dao động trong khoảng 1.100 - 1.150 điểm, thanh khoản thị trường đạt 15.000 tỷ đồng, giảm 15% so với bình quân năm 2023.
Với kịch bản cơ sở, chỉ số VN-Index dự kiến dao động trong khoảng 1.300 – 1.350 điểm, thanh khoản thị trường đạt 17.600 tỷ đồng, tương đương với bình quân năm 2023.
Với kịch bản tích cực, chỉ số VN-Index dao động trong khoảng 1.400 – 1.450 điểm, thanh khoản thị trường đạt 20.000 tỷ đồng, tăng 13% so với bình quân năm ngoái.
Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, dự kiến tổ chức vào ngày 23/4 tới đây. Năm nay, Chứng khoán Bảo Việt đặt mục tiêu doanh thu 877 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 181 tỷ đồng, lần lượt giảm 6% và 8% so với mức thực hiện năm 2023. |
Khối ngoại bán ròng cùng chiều thị trường, MWG bất ngờ được "gom" mạnh Trong ngày VN-Index điều chỉnh tới 60 điểm, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trên HoSE, tập trung nhiều vào nhóm VN30. |
Nhận định chứng khoán phiên 16/4: Kỳ vọng nhịp hồi kỹ thuật sau "cú sốc" đầu tuần Với việc giảm sốc gần 60 điểm phiên đầu tuần, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ có một nhịp hồi kỹ thuật. Nhà ... |
Cổ phiếu tiềm năng phiên 16/4: VHM, DRC, FPT Theo các CTCK, loạt cổ phiếu VHM, DRC, FPT hiện đang ở vùng giá hấp dẫn so với tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. |
Linh Đan