6 điều chỉnh nhỏ giúp quản lý tài chính thông minh

21/11/2023 - 23:22
(Bankviet.com) Trên thực tế, có thể có hàng triệu lựa chọn để cải thiện tình hình tài chính của chúng ta, nhưng rõ ràng là rất khó thay đổi lối sống và thói quen để phù hợp với các mục tiêu mới của mỗi người. Đôi khi những điều chỉnh tài chính tưởng chừng đơn giản lại hiệu quả hơn các chiến lược mở rộng quy mô.

Theo Brent Weiss – Người đồng sáng lập và là người đứng đầu bộ phận chăm sóc sức khỏe tài chính tại Facet, một công ty lập kế hoạch tài chính, cho biết: “Điều quan trọng nhất là giữ cho nó đơn giản”. Nếu bạn thực sự muốn cải thiện tài chính của mình và đạt được sự đảm bảo tài chính lâu dài, bạn có thể làm tốt hơn nếu chọn 2 đến 3 mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn thấy được sự tiến bộ trong vòng 6 đến 12 tháng.

Dưới đây là 6 sự điều chỉnh trong kiểm soát tài chính cá nhân đơn giản nhưng hiệu quả:

1. Vẽ bức tranh tài chính của bạn

Trước khi quyết định 2 hoặc 3 việc cần làm cụ thể, Weiss khuyên bạn nên xem xét nhanh tình hình tài chính hiện tại của mình: Bạn mang về bao nhiêu tiền mỗi tháng? Bạn phải chi trả bao nhiêu? Hiện tại bạn đang tiết kiệm được bao nhiêu và bạn đang chi tiêu với thói quen như thế? Tổng tài sản tích lũy của bạn, các khoản nợ đang có,…

Khi bạn đã hoàn thành nhiệm vụ này, bước tiếp theo là hãy chuyển sang xem xét kỹ hơn về mô hình chi tiêu. Bà Rose Niang, Giám đốc kế hoạch tài chính tại Edelman Financial Engines cho biết, hãy phân tích cụ thể tiền của bạn sẽ đi vào đâu và tạo cột “cần” và cột “muốn”. Ví dụ, trả tiền thuê nhà hoặc thế chấp của bạn là một nhu cầu rõ ràng, tự mua hoa cho mình mỗi tháng một lần là một mong muốn.

Vấn đề không phải là ngay lập tức bỏ đi những mong muốn của bạn mà là để thực sự hiểu rõ hơn về số tiền có sẵn, sau đó sử dụng, sắp xếp hợp lý hơn, đầu tư vào những thứ quan trọng và cải thiện bức tranh tài chính.

6 điều chỉnh nhỏ giúp quản lý tài chính thông minh
Ảnh minh họa

2. Thực hiện thay đổi dù chỉ 1%

Nếu việc tăng số tiền tiết kiệm sẽ khiến bạn cảm thấy bình tĩnh và vui vẻ hơn, hãy bắt đầu từ những khoản nhỏ nếu thu nhập tổng thể eo hẹp.

Ngay cả khi chỉ tăng 1 đến 2% tiền tiết kiệm một năm cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng chú ý theo thời gian cho dù mục tiêu của bạn là tăng tiết kiệm để nghỉ hưu, trả học phí đại học, trường hợp khẩn cấp, khoản thanh toán trước hay thậm chí là một chuyến đi nghỉ dài ngày.

Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo rằng những thay đổi phân bổ tài chính này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập tùy ý của bạn.

3. Trả hết nợ lãi suất cao

Ở Mỹ, lãi suất thẻ tín dụng đang ở mức cao kỷ lục trong năm nay và ở Việt Nam các ngân hàng cũng có thể thường xuyên thay đổi chính sách lãi suất.

Vì vậy, mặc dù số tiền bạn bỏ ra để tiết kiệm hoặc trả nợ tăng 1% đến 2% có thể giá trị nhưng việc vướng phải các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn sẽ khiến số tiền bạn kiếm được bị lãng phí. Thay vì tập trung trả lãi, hãy nghĩ đến giải pháp trả tiền gốc càng sớm càng tốt.

4. Tránh lạm dụng thẻ tín dụng

Giả sử lãi suất sẽ vẫn cao như hiện tại hoặc thậm chí còn cao hơn từ đây khi lạm phát ở mức cao. Nếu bạn đang dựa vào thẻ tín dụng như một quỹ dự phòng, thì Niang cảnh báo: “Đây không phải là năm để làm điều đó”.

Tốt hơn là bắt đầu để dành tiền ngay bây giờ để giúp trang trải các chi phí ngắn hạn của bạn nếu bạn mất việc hoặc gặp phải trường hợp khẩn cấp tốn kém.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng khuyến nghị rằng bất kỳ ai có khoản vay có lãi suất thay đổi đều nên xem xét tái cấp vốn cho khoản vay đó thành khoản vay có lãi suất cố định để bảo vệ tài chính cá nhân khỏi các mức lãi suất cao hơn nữa trong tương lai.

5. Cân nhắc đến các khoản bảo hiểm

Nếu bạn có con nhỏ và muốn đảm bảo rằng chúng sẽ được đảm bảo về mặt tài chính nếu có chuyện không may mắn, bạn có thể cân nhắc mua thêm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng như tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, y tế,…

Làm việc với luật sư, chuyên gia tài chính, bất động sản để cân nhắc về các ủy thác tài sản nếu cần cũng sẽ là một lựa chọn cần thiết nếu bạn muốn có sự chắc chắn hơn nữa về tài sản của bản thân và gia đình.

6. Cân nhắc kỹ lưỡng mỗi khi ra quyết định đầu tư

Cuối cùng, hãy cố gắng để đảm bảo rằng danh mục đầu tư của bạn vẫn đa dạng giữa cổ phiếutrái phiếu, các phong cách đầu tư khác nhau. Ví dụ cổ phiếu tăng trưởng và giá trị, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ và các lĩnh vực khác nhau như: công nghệ, sản xuất và chăm sóc sức khỏe.

Việc phân tách chính xác sẽ phụ thuộc vào cả khoảng thời gian và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Tuy nhiên, mục tiêu là bạn đảm bảo lợi nhuận tích cực, dài hạn cho danh mục đầu tư của mình.

Nguyên tắc của Warren Buffett "luôn giữ tiền mặt trong người" để an toàn tài chính cá nhân, liệu có còn đúng?

Quan điểm đầu tư của Warren Buffett luôn minh bạch và nhất quán với việc cho rằng nguyên tắc luôn giữ tiền mặt trong người ...

Đầu tư cho bản thân - kênh đầu tư không bao giờ lỗi thời

Đầu tư cho bản thân là khoản đầu tư tốt nhất.

Linh Chi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán