Áp lực tài chính thể gây ra một số tác hại như:
Gây stress: Quá nhiều người suy nghĩ về cách kiếm tiền, làm sao để trả hết nợ đến mức bạc đầu. Họ không thể giải tỏa áp lực tài chính dẫn đến việc thường xuyên bị stress và kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có.
Làm giảm chất lượng sống: Áp lực tài chính khiến bạn có cuộc sống không được thoải mái như mọi người. Việc phải chật vật tìm cách kiếm tiền, trả nợ hàng ngày khiến bạn không thể sống đúng với những dự định, mơ ước cũng như đam mê của bản thân.
Nợ nần chồng chất: Bên cạnh những tác hại về tinh thần, áp lực tài chính cá nhân còn là nguyên nhân khiến bạn không bao giờ giàu. Việc không giải quyết được áp lực tài chính có thể dẫn đến việc bạn gặp nợ nần chồng chất. Thậm chí nhiều người đã phải tuyên bố phá sản vì không tìm ra cách nào giải quyết tiền nợ, trở thành con nợ suốt đời.
Thực tế cho thấy có nhiều cặp vợ chồng ly dị, nhiều đối tượng tự tử vì không chịu nổi áp lực tài chính cá nhân, cũng như những vấn đề khác nhau liên quan đến kinh tế trong cuộc sống. Do đó, giải tỏa áp lực tài chính và hướng đến tự do tài chính gần như là mục tiêu của bất kỳ người nào. Do đó, để tiết kiệm thời gian thì bài viết sẽ mách bạn vài mẹo để giải tỏa áp lực tài chính trong cuộc sống.
Ảnh minh họa (nguồn internet) |
Bí quyết giúp giải tỏa áp lực tài chính bạn cần biết
Tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn
Để dòng tiền thực sự ổn định lâu dài thì bạn cần bắt đầu thực hiện các mục tiêu ngắn hạn trước. Như đã nói ở trên, nguyên nhân chính khiến áp lực tài chính gia tăng là từ dòng tiền ra vào, số tiền cho tiết kiệm và nợ tín dụng, vậy nên, bạn cần tập trung vào chúng trước.
Nếu về dòng tiền ra vào, bạn nên xem xét lại việc có thể tăng thu nhập được không, từ việc làm thêm, đầu tư, chọn một công việc làm thêm sao cho thích hợp nhất với điều kiện và khả năng của bản thân.
Với nợ tín dụng, cần chú ý thanh toán đúng hạn và luôn ý thức được mình đang có món nợ, hãy cố cắt giảm chi phí hàng ngày không cần thiết, chỉ nên mua thứ cần chứ không nên mua thứ thích.
Để quản lý tài chính tốt hơn, bạn cần phân biệt cũng như phân loại được tài sản và tiêu sản. Các khái niệm này được nhắc đến rất nhiều trong quyển sách “Cha giàu cha nghèo” – tác phẩm nổi tiếng của cây viết Robert Kiyosaki. Bạn có thể hiểu một cách khái quát như sau:
Tiêu sản: Là những thứ có giá trị hao mòn, giảm dần theo thời gian, những thứ khiến bạn chi thêm tiền cho chúng. Chẳng hạn như khi bạn sở hữu nhiều chiếc xe ô tô khác nhau thì bạn sẽ phải chi nhiều tiền bảo dưỡng, tiền thuê bãi giữ xe cũng như tiền xăng. Vì vậy, xe ô tô có thể xem là một loại tiêu sản vì chúng vô hình trung tạo ra các áp lực tài chính lên cuộc sống bạn.
Tài sản: Là thứ sẽ giúp bạn sinh lời theo thời gian, giúp bạn giàu lên trông thấy. Chẳng hạn trường hợp nếu bạn sở hữu một miếng đất (ở vị trí tiềm năng) thì rất có thể chỉ vài năm sau khi giá đất tăng lên, miếng đất này sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận cho bạn nên nó được xem là tài sản.
Ghi chép các khoản chi tiêu của bản thân
Hãy ghi chép lại toàn bộ các khoản chi tiêu hàng ngày của mình để hiểu rõ thói quen sinh hoạt của bản thân trong vòng 1 tháng trước, sau đó hay phân loại chúng theo các hạng mục (ví dụ: tiền nhà, tiền điện nước, chi phí đi lại, nhu yếu phẩm, tiền ăn, mua sắm, tiết kiệm). Rồi thiết lập một kế hoạch chi tiêu sao cho thật hợp lý.
Kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn kiểm soát được dòng tiền của chính mình, để bạn phân biệt được đâu là khoản cần, khoản nào có thể cắt giảm được thì cắt giảm. Đồng thời cũng chuẩn bị được một số tiền tiết kiệm dự phòng cho các sự cố bất ngờ.
Học cách đầu tư
Muốn đầu tư được thì trước hết phải học, kể cả đầu tư được một thời gian rồi thì vẫn nên học hỏi không ngừng vì vạn vật luôn thay đổi. Nên chọn loại hình và mức độ đầu tư hợp với lứa tuổi của bạn (trẻ chọn mạo hiểm nhiều hơn, càng già thì càng nên cân nhắc các khoản rủi ro thấp hơn).
Sau đó, có thể học tại các nơi đào tạo chính quy, mua sách hoặc học từ những chuyên gia đầu ngành, phải có kiến thức thì mới có tư duy đầu tư. Đừng quá tự tin với những kiến thức mà bạn học được trên mạng, không phải điều gì cũng đáng tin.
Cần phải tự trải nghiệm, tự thực hành trên thương trường mới có thể rút ra bài học được. Người chiến thắng cuối cùng là người có bản lĩnh ổn định nhất.
Các kênh đầu tư phổ biến hiện nay:
Gửi tiết kiệm: Nói đến các kênh đầu tư, gửi tiết kiệm là đơn giản và an toàn nhất, có từ lâu đời và gần như phổ biến với mọi người. Mặc dù ai cũng nên có một khoản tiết kiệm nhưng đây không phải là kênh đầu tư tối ưu vì nó có mức lãi ít nhất. Nhất là trường hợp nền kinh tế suy thoái thì lãi suất tiết kiệm có thể rất thấp, không bù được mức lạm phát.
Cổ phiếu và trái phiếu: Đầu tư cổ phiếu và trái phiếu cũng là lựa chọn không tồi, có thể hứa hẹn một mức lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên kèm theo đó cũng là nhiều rủi ro khó tránh nên bạn cần trang bị cho mình những kiến thức, cũng như kỹ năng cần thiết để đầu tư một cách vững chắc, hạn chế tích tụ thêm áp lực tài chính cá nhân.
Đầu tư chứng khoán: "Nói không với dò đáy, đoán đỉnh" Tại chương trình “Bí mật đồng tiền” của VTV Digital, ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng, Trưởng ban Đào tạo Phát triển Công ty ... |
Đừng bao giờ chủ quan khi quản lý danh mục đầu tư của mình Thị trường chứng khoán năm 2023 được dự báo sẽ hồi phục một cách mạnh mẽ, tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra lời ... |
Bài học kinh nghiệm về đầu tư và trading trên thị trường chứng khoán Tại Chương trình Bí mật đồng tiền mùa 2 số 4 với sự xuất hiện của ông Bùi Văn Tốt, Giám đốc đầu tư, Công ... |
Trâm Trâm (t/h)