Cuộc họp có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ Công Thương: Điều tiết điện lực, Điện lực và Năng lượng tái tạo, Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Dầu khí và Than, Pháp chế, cùng đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO).
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì cuộc họp |
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 9 chương, bao gồm 119 điều, tập trung vào 6 nội dung lớn: Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực; Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.
Toàn cảnh cuộc họp |
Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trước đó Bộ Công Thương đã đăng tải thông tin đề nghị góp ý trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và của Bộ Công Thương. Đồng thời, tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến từ các cơ quan Đảng, Quốc hội, bộ, ngành có liên quan các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp... đề nghị tham gia góp ý. Qua đó nhằm hoàn thiện nội dung của dự thảo luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong điều kiện mới.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp |
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài cho biết: Cuộc họp nhằm rà soát, giải trình, bổ sung, chỉnh sửa ý kiến được các chuyên gia, đại diện các Ủy ban của Quốc hội, tổ chức chính trị, xã hội… góp ý trong thời gian vừa qua. Đồng thời, Thứ trưởng cũng đã đánh giá cao Tổ Biên tập, đặc biệt là Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc xây dựng, rà soát, sửa đổi nội dung liên quan đến Cơ chế phát triển điện gió ngoài khơi. Theo Thứ trưởng, đây là nội dung khó, Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này.
Ông Nguyễn Quốc Trung - Phó Tổng giám đốc NSMO |
Tại cuộc họp, thành viên Tổ Biên tập cũng đã báo cáo, giải trình với Thứ trưởng Trương Thanh Hoài về một số nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, tổ chức chính trị, xã hội như: Chi phí tránh được (khoản 7, Điều 4); phát triển điện gió ngoài khơi; liên quan đến vấn đề dự án đầu tư nguồn khẩn cấp (khoản 9, Điều 18); cam kết chuyển giao công nghệ; hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS);...
Dựa trên ý kiến giải trình của các đơn vị, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã đề nghị các Cục, Vụ, EVN, NSMO tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung để dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) hài hòa lợi ích các bên liên quan, đảm bảo chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 tới đây.
Một số hình ảnh đại diện các Cục, Vụ, doanh nghiệp tham gia giải trình, làm rõ một số nội dung Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nêu cũng như các nội dung cần rà soát, chỉnh sửa, bổ sung.
Ông Đoàn Ngọc Dương, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (thứ 2 từ phải sang) |
Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng giám đốc EVN |
Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (đầu tiên bên phải) |