Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/7, sàn HOSE có 301 mã tăng, 154 mã giảm và 71 mã tham chiếu. VN-Index tăng 4,82 điểm tương đương 0,41% lên vùng 1.190,72 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1.041.914.974 đơn vị, tổng giá trị lên trên 20.000 tỷ đồng.
Chỉ số nhóm ngân hàng tăng 0,36% nhờ đóng góp của SHB(+3,3%), MSB (+2,6%), VIB (+2,2%), VPB (+2,1%); các mã LPB, CTG, TCB, MBB, SSB, HDB, BID đóng cửa tăng dưới 1%. Dấu ấn thanh khoản nhóm ngân hàng tiếp tục đến từ SHB và MSB với lần lượt 23,6 và 22,4 triệu đơn vị được sang tay.
Cổ phiếu MSB của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam tăng phiên thứ 3 liên tiếp và đóng cửa tại mức 13.600 đồng (+5,8%). Đáng chú ý, giao dịch của dòng tiền cá mập gia tăng (chiếm 50% tổng lượng khớp lệnh) trong đó phân nửa số cổ phiếu MSB được giao sang tay phiên này đến từ động thái xả hàng của khối ngoại với 10,8 triệu đơn vị và cũng là mã chứng khoán bị bán mạnh nhất thị trường.
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam |
2 phiên trước đó, khối ngoại bán ròng lần lượt 10,5 và 9,7 triệu cổ phiếu MSB. Tính từ phiên thứ Tư tuần trước, 31,5 triệu cổ phiếu MSB đã bị nhà đầu tư nước ngoài chốt lời - giá trị tương ứng hơn 410 tỷ đồng.
Sau các động thái bán ra, room ngoại tại MSB hở lớn hơn và nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu 29,9835% vốn Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - tương đương gần 600 triệu cổ phiếu.
Hiện cổ đông lớn nhất tại nhà băng này là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nắm tỷ lệ 7,3% vốn); room ngoại tối đa là 30%.
Diễn biến giá cổ phiếu MSB từ đầu năm 2023 đến nay |
Mới đây, MSB cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2023. Ngân hàng Thương mại CP Hàng Hải Việt Nam là ngân hàng thương mại cổ phần được cấp giấy phép thành lập đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1991 tại thành phố Hải Phòng.
Ngày 30/6/2023, tổng tài sản của MSB đạt hơn 237.800 tỷ, tăng 11,8% so với thời điểm 31/12/2022. Tổng cho vay khách hàng lũy kế 6 tháng đạt gần 136.600 tỷ đồng, tăng trưởng đạt 13,2% kể từ đầu năm 2023, cao hơn mức trung bình toàn ngành, với sự đóng góp lớn từ các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tiền gửi khách hàng lũy kế 6 tháng ghi nhận gần 126.300 tỷ đồng, tăng nhẹ 7,8% so với cuối năm 2022, trong đó tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi ký quỹ có sự tăng trưởng tốt khi tăng lần lượt 24% và 30%.MSB có tổng thu thuần trong 6 tháng đầu năm đạt gần 6.400 tỷ đồng, tăng 23,2% so với cùng kỳ 2022.
Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh mẽ hơn 86%, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động đạt trên 31%. Điều này cũng cho thấy sự nỗ lực của MSB trong việc chuyển đổi và đa dạng hóa cơ cấu nguồn thu, đặc biệt trong hoàn cảnh các hoạt động kinh doanh dựa trên cho vay đang có nhiều biến động bất lợi.
Thu nhập lãi thuần tăng ổn định nhờ cơ chế cho vay linh hoạt, chất lượng tệp khách hàng tốt và quản trị nguồn vốn kinh doanh hiệu quả. Trên cơ sở đó, biên lãi ròng NIM lũy kế 4 quý gần nhất của Ngân hàng đạt 4,26%, tiếp tục ổn định ở mức cao trên thị trường. Chỉ số an toàn hoạt động, tỷ lệ nợ xấu (NPL) riêng lẻ tại 30/6/2023 của MSB được kiểm soát ở mức 1,73%.
Để đảm bảo các quy chuẩn về an toàn hoạt động và trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ tái cơ cấu do Covid-19, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho những kịch bản bất lợi hơn trong thời gian tới, ngân hàng cũng chủ động trích lập dự phòng đầy đủ cho các rủi ro tín dụng.
Chỉ số chi phí trên doanh thu (CIR) tính đến cuối tháng 6 là 30,41%. Nhờ chiến lược điều phối nhịp nhàng giữa quản lý chi phí và gia tăng hiệu quả sinh lời, lợi nhuận hợp nhất trước thuế lũy kế 6 tháng của MSB đạt 3.548 tỷ đồng, tương đương 56% kế hoạch năm.
MSB kiểm soát mức tăng trưởng ổn định và an toàn, chi phí của ngân hàng tiếp tục được tối ưu hóa.Tỷ lệ dư nợ trên huy động (LDR) và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (Mtlt) cũng được duy trì và củng cố khi lần lượt đạt 68,31% (so với giới hạn 85%) và 31,92% (so với yêu cầu 37%). MSB cũng ghi nhận chỉ số an toàn vốn (CAR) riêng lẻ ở mức cao, đạt 12,7%.
Đại hội đồng thường niên 2023 của MSB đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 6.300 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022. Tổng tài sản dự kiến tăng 8% lên 230 nghìn tỷ; dư nợ tín dụng tăng 15%, đạt 141,7 nghìn tỷ; huy động vốn thị trường 1 và trái phiếu huy động vốn tăng 10% đạt 142 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3%.
Techcombank: Lợi nhuận 6 tháng đạt hơn 51% kế hoạch cả năm, ROA đứng đầu ngành Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2 năm 2023. Theo đó, lợi nhuận 6 tháng ... |
Cán bộ ngân hàng LPBank bị phạt 42 tháng tù vì chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của khách hàng Thông tin từ Tòa án nhân dân thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) cho biết, hôm nay (24/7/2023) đã đưa ra xét xử vụ án ... |
Ngân hàng mùa báo cáo tài chính: Nóng câu chuyện "kẻ ở người đi" Lại một mùa báo cáo tài chính tới với các ngân hàng, và câu chuyện cắt giảm nhân sự tiếp tục trở thành tâm điểm ... |
Anh Khôi