Sau 3 tuần tăng điểm liên tiếp, hai chỉ số thị trường trong tuần 10-14/04/2023 đã quay đầu giảm điểm trở lại. Theo đó, VN-Index giảm 1,57% so với cuối tuần trước, về mức 1.052,89 điểm; còn HNX-Index giảm 2,06%, kết thúc tuần với 207,25 điểm. Cùng với đà giảm điểm, thanh khoản trên cả hai sàn đều suy giảm đáng kể so với tuần trước. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE giảm 9,86%, còn hơn 682 triệu cp/phiên. Tương tự, thanh khoản bình quân trên sàn HNX cũng giảm 8,89%, chỉ còn hơn 109 triệu cp/phiên.
Tuần qua, phía các nhà đầu tư cá nhân mua ròng 1.934 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh họ gom ròng 2.037 tỷ đồng. Theo thống kê của FiinTrade, giao dịch mua ròng của nhà đầu tư cá nhân chiếm ưu thế khi diễn ra tại 13/18 nhóm ngành. Cổ phiếu ngân hàng được mua ròng gần 627 tỷ đồng, là giá trị lớn nhất trong tuần.
Theo sau, dòng tiền cá nhân cũng mua ròng các đại diện thuộc nhóm dịch vụ tài chính (416 tỷ đồng), tài nguyên cơ bản (247 tỷ đồng), thực phẩm & đồ uống (163 tỷ đồng), hóa chất (143 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (138 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (123 tỷ đồng), …
Giao dịch bên bán tương đối dàn trải và không có nhiều điểm nhấn. Áp lực bán đến từ nhà đầu tư cá nhân cũng được chứng kiến ở các nhóm bảo hiểm, bất động sản, du lịch & giải trí, ô tô & phụ tùng, truyền thông với giá trị thấp hơn.
Thống kê giao dịch theo từng cổ phiếu, STB là mã duy nhất ghi nhận giá trị giao dịch ròng trên 300 tỷ đồng. Giao dịch của nhà đầu tư cá nhân gần như đối ứng với lực xả của khối ngoại.
Lực mua các cá nhân cũng tìm đến VND của Chứng khoán VNDirect với giá trị 261 tỷ đồng. Dòng tiền các cá nhân trong nước cũng tìm đến các đại diện khác của nhóm tài chính ngân hàng như VPB (135 tỷ đồng), VCB (113 tỷ đồng), …
Danh mục giải ngân còn có sự góp mặt của các cổ phiếu thép, thực phẩm, dầu khí, xây dựng như HPG (186 tỷ đồng), VNM (135 tỷ đồng), PVD (120 tỷ đồng), CII (91 tỷ đồng), GAS (67 tỷ đồng), SAB (67 tỷ đồng).
Tại chiều bán ròng, giao dịch tập trung mạnh nhất ở HDB với 122 tỷ đồng. Kế tiếp, cá nhân trong nước cũng bán ròng dưới trăm tỷ đồng các mã VHM, TCB, VRE. Cùng chiều, các cá nhân rút ròng khỏi một số đại diện như MSN, HDG, NVL, PAN, HAH, DBC với quy mô 28 – 32 tỷ đồng.
Giao dịch trái chiều với nhóm cá nhân trong nước, tổ chức nội quay đầu bán ròng 435 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 495 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 14/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm ngân hàng với 148 tỷ đồng. Theo sau, danh mục rút ròng được chứng kiến ở các cổ phiếu xây dựng & vật liệu (70 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (70 tỷ đồng), …
Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu họ bất động sản (98 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (27 tỷ đồng), …
Thống kê giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước, cổ phiếu VHM của Vinhomes ghi nhận giá trị vào ròng mạnh nhất với 68,9 tỷ đồng. Cùng chiều, dòng tiền nhóm này cũng thực hiện gom ròng các cổ phiếu vốn hóa lớn như HPG (56,5 tỷ đồng), SSI (55,9 tỷ đồng), …
Ở phía đối diện, cổ phiếu CII của Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh bị xả ròng mạnh nhất với quy mô 97,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cổ phiếu VND của Chứng khoán VNDirect cũng bị bán ròng 71,4 tỷ đồng khi mã này có nhịp giảm về 14.850 đồng/cp…
Thị trường chứng khoán ngày 17/4/2023: Thông tin trước giờ mở cửa Nhóm cổ phiếu "trụ" ngáng đường VN-Index tuần qua; Khối ngoại có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp; Novaland giãn thời gian phát hành ... |
Lịch chốt quyền trả cổ tức các doanh nghiệp tuần từ ngày 17 - 21/4 Tuần từ ngày 17 - 21/4, hàng loạt doanh nghiệp sẽ chốt danh sách trả cổ tức các đợt năm 2021, 2022 như TNH, QNS, ... |
Kinh tế trưởng MBS: NĐT không "ôm margin" trong những giai đoạn thị trường biến động Nói về việc sử dụng đòn bẩy, theo kinh tế trưởng MBS, nhà đầu tư không "ôm margin" trong những giai đoạn thị trường biến ... |
Anh Khôi (t/h)