Chính phủ yêu cầu NHNN khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại ngân hàng SCB |
Tại Nghị quyết số 50/NQ-CP hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác; điều hành tỷ giá phù hợp, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng với tốc độ hợp lý, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng. Tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân, doanh nghiệp.
Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt theo kết luận của Bộ Chính trị; khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) theo trình tự, thủ tục của Luật Các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước cũng được giao chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank) triển khai chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp theo thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật, tăng cường minh bạch, kiểm soát chặt chẽ rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp an toàn, lành mạnh, hiệu quả.
Trước đó, tháng 10/2022, Ngân hàng nhà nước đã đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt để ổn định hoạt động, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng và hệ thống các TCTD. Sau sự kiện này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và chỉ đạo quyết liệt triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025; khẩn trương đề xuất cấp có thẩm quyền cơ chế xử lý đối với các TCTD yếu kém và ngân hàng SCB. |
Lãi suất vay 8,2%/năm cho người mua nhà ở xã hội vẫn cao Chương trình ưu đãi lãi suất trong gói 120.000 tỷ đồng mới đây đều đã được công bố chính thức. Tuy nhiên, vẫn còn những ... |
VNDirect: Lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục giảm cho đến cuối năm 2023 VNDirect kỳ vọng lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục giảm cho đến cuối năm 2023, trong đó, lãi suất tiền gửi 12 tháng bình ... |
Một cổ phiếu ngân hàng tăng 14% trong tuần qua, nhiều mã hồi phục từ đáy Tuần giao dịch vừa qua (3/4 - 7/4), tại nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận PGB là mã tăng mạnh nhất với câu chuyện ... |
Hoàng Hà (t/h)