Chưa nhận đất đã ký hợp đồng cho thuê, HUD4 bị buộc bồi thường gần 11 tỷ đồng | |
Cổ phiếu AMD của FLC Stone bị đưa vào danh sách hạn chế giao dịch | |
Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 103 nghìn tỷ đồng |
Tòa nhà Dầu Khí 38A Đại lộ Lê Lợi- Thanh Hóa do PVC-TH làm chủ Đầu tư, là địa chỉ hoạt động của Công ty |
Theo thông báo số 3127/TB-SGDHN ngày 20/10 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc tiếp tục duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu của Công ty CP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (UPCoM: PVH) do chậm công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã được soát xét.
Lý do duy trì hạn chế giao dịch: Tổ chức đăng ký giao dịch chậm công bố thông tin quá bốn mươi lăm (45) ngày so với thời hạn quy định chung đối với báo cáo tài chính bán niên 2022 đã được soát xét và không có biện pháp khắc phục.
Trước đó Công ty CP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa đã từng 2 lần bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo hạn chế giao dịch cổ phiếu do đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến. Cụ thể ngày 27/7 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo số 2447/TB-SGDHN về việc hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu của Công ty CP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (UPCoM: PVH) do BCTC năm 2021 của Công ty bị đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến.
Tiếp đến ngày 23/08, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo tiếp tục duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu của Công ty CP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (UPCoM: PVH) cùng lý do trên và PVH không công bố thông tin về cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính và không có biện pháp khắc phục.
Khách sạn 4 sao Lam Kinh do PVH làm chủ đầu tư từng được biết đến là khách sạn lớn nhất nhì xứ Thanh đến nay đã trở nên hoang phế phần nào đánh giá được bức tranh kinh doanh của PVH những năm gần đây |
Đáng chú ý, nguyên nhân mà đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến trong BCTC năm 2021 là: đơn vị đã không được tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định tại ngày 31/12/2021, do đó không thể đánh giá tính hiện hữu của các khoản mục nói trên.
Bên cạnh đó, đơn vị kiểm toán không thể đánh giá khả năng thu hồi của khoản phải thu khách hàng, phải thu khác và trả trước người bán 180 tỷ đồng, cũng như không thể thu thập đủ bằng chứng về số tiền 250 tỷ đồng chưa được đánh giá trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với một số công trình đang tạm dừng triển khai thuộc khoản mục Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Cũng liên quan đến khoản mục Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, dự án Xây dựng hạ tầng KCN 1 và khu tập kết vật tư, thiết bị xây dựng Khu liên hợp hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa tại xã Mai Lân, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa của PVH đã bị chấm dứt theo quyết định từ Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn. Tuy nhiên, Công ty vẫn đang phản ánh chi phí liên quan đến công trình này tại ngày 31/12/2021 với giá trị 19,4 tỷ đồng. Đơn bị kiểm toán không thể thu thập bằng chứng kiểm toán cần thiết để đánh giá giá trị thu hồi hoặc tổn thất nếu có của dự án trên.
Ngoài ra, đơn vị kiểm toán cũng nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của PVH do Công ty chưa ghi nhận khoản lãi vay và chi phí phạt từ năm 2015-2021, ước tính khoảng 60.6 tỷ đồng tại ngày 31/12/2021. Nếu ghi nhận, tổng nợ phải trả ngắn hạn của PVH sẽ vượt tài sản ngắn hạn, thuộc trường hợp nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.
Cuối cùng, nhà thầu chính của Công trình Quốc lộ 217 Cẩm Thủy là Công ty TNHH Xây dựng Thống Nhất chưa xác nhận khối lượng hoàn thành đợt 7 và 8, cũng như quyết toán hợp đồng theo đúng quy định nên PVH chưa phát hành hóa đơn GTGT và ghi nhận doanh thu kịp thời. Nếu theo đúng quy định, PVH đang tạm thời ghi nhận hơn 16 tỷ đồng từ hoạt động này vào doanh thu chưa thực hiện, đồng thời ghi nhận nợ phải thu đối với Công ty Thống Nhất. Nếu được xác nhận và chuyển thành doanh thu, hai khoản mục này sẽ giảm hơn 16 tỷ đồng.
Trong một diễn biến khác PVH đặt mục tiêu thoát lỗ trong năm 2022 sau 5 năm liên tiếp chìm trong thua lỗ. Cụ thể, theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2022, mục tiêu doanh thu năm 2022 của PVH là 54 tỷ đồng, gấp 3,5 lần thực hiện 2021, trong đó doanh thu từ xây lắp chiếm 51 tỷ đồng, còn lại là hoạt động kinh doanh khác. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2022 là 300 triệu đồng. Giá trị sản lượng theo kế hoạch là 62,3 tỷ đồng, gấp 6,2 lần thực hiện 2021, với 59,3 tỷ đồng sản lượng từ hoạt động xây lắp.
PVH lỗ 5 năm liên tiếp: Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, PVH ghi nhận doanh thu thuần tăng 66% so năm trước khi đạt gần 11 tỷ đồng. Tuy nhiên giá vốn lại chiếm tới hơn 12 tỷ đồng nên PVH lỗ gộp 1,4 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 1,7 tỷ của năm trước. Đáng nói, kỳ này chi phí quản lý của PVH nhảy vọt gấp hơn 5 lần lên gần 34 tỷ đồng. Do đó sau khi trừ các loại chi phí khác, PVH lỗ ròng nặng 33 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so mức lỗ gần 6 tỷ do công ty công bố trước đó. Con số lỗ này khiến PVH lỗ luỹ kế 134 tỷ đồng, ghi nhận năm thứ 5 liên tiếp chìm trong thua lỗ. Công ty dự tính không chia cổ tức. Tại thời điểm cuối năm 2021, tổng tài sản của PVH giảm gần 31 tỷ đồng xuống mức 600 tỷ đồng. Trong đó hàng tồn kho vẫn chiếm 82 tỷ đồng, tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn nhích nhẹ lên 45 tỷ đồng. Trong cơ cấu nợ, PVH không vay nợ tài chính ngắn hạn nhưng vay nợ tài chính dài hạn vẫn duy trì mức cao 309 tỷ so với đầu kỳ. Trong đó vay nợ tại PVcomBank là chủ yếu với 307 tỷ đồng, còn lại là của các cá nhân khác. Hiện PVH có vốn điều lệ 210 tỷ đồng, trong đó Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) chiếm 36% vốn, Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) 14,76%, CTCP Quản lý quỹ Thái Bình Dương (7,14%).. |
Nhật Nam