Tâm lý người tiêu dùng Việt: Gió đã đổi chiều Doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng trưởng, đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm |
Người tiêu dùng Mỹ dè dặt chi tiêu khi lãi suất tăng cao
Mới đây, Đại học Michigan đã công bố chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ trong tháng 5 sau cuộc khảo sát, chỉ số tâm lý người tiêu dùng đã giảm từ 77,2 trong tháng 4 xuống còn 67,4 trong tháng 5.
Đáng chú ý, chỉ số 67,4 trong tháng 5 vượt xa mức dự đoán đồng thuận của Dow Jones là 76. Tâm lý của người tiêu dùng đã suy giảm hơn so với những gì các nhà phân tích kỳ vọng. Chỉ trong vòng 1 tháng, chỉ số này giảm 12,7%, ghi nhận tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.
Triển vọng kinh tế trong vòng 1 năm đã lên 3,5%, tăng 0,3% so với tháng trước, lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023. Ngoài ra, triển vọng 5 năm cũng tăng lên 3,1%, tuy chỉ tăng 0,1% nhưng đảo ngược xu hướng giảm trong vài tháng qua và cũng lên mức cao nhất từ tháng 11 năm ngoái.
Trước sự suy giảm mạnh mẽ đã đặt ra một loạt câu hỏi về tình hình kinh tế và tâm lý tiêu dùng, có thể gây ra những động thái tiêu cực từ phía thị trường.
Trong nền kinh tế, lạm phát tăng thường là kết quả của sự tăng trưởng nhanh chóng và sự gia tăng đáng kể về tiền tệ trong nền kinh tế. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa và dịch vụ, làm mất giá trị của tiền tệ và ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.
Giám đốc Khảo sát Người tiêu dùng, Phó Giáo sư Nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Xã hội thuộc Đại học Michigan, Joanne Hsu cho biết: “Tuy có một số triển vọng kinh tế tích cực nhưng người tiêu dùng vẫn dè dặt và có nhận thức tiêu cực trong một số khía cạnh: lạm phát, thất nghiệp và lãi suất,... sẽ diễn biến tiêu cực trong năm tới”.
Các chỉ số khác trong cuộc khảo sát cũng có mức giảm đáng kể: Chỉ số điều kiện hiện tại giảm xuống 68,8, giảm hơn 10 điểm, trong khi thước đo kỳ vọng giảm xuống 66,5, giảm 9,5 điểm. Cả hai đều chỉ ra mức giảm hàng tháng là hơn 12%, mặc dù chúng cao hơn so với một năm trước.
Oren Klachkin, nhà kinh tế tại Nationwide Financial cho biết: “Thực tế không phải lúc nào cũng giống như cảm nhận của mọi người, và chúng tôi tin rằng nền kinh tế vẫn đủ vững chắc để duy trì chi tiêu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thu nhập tăng cũng có thể sẽ là yếu tố thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng trong thời gian tới”.
Theo số liệu khảo sát của Đại học Michigan, chỉ số tiêu dùng Mỹ giảm sâu khi lạm phát tăng cao, bất chấp những tín hiệu phục hồi tích cực của nền kinh tế. (Ảnh: CNBC) |
Nhiều tác động lớn đến thị trường và nền kinh tế
Báo cáo khảo sát này được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang phục hồi mạnh mẽ và giá xăng giảm xuống dù vẫn ở mức cao. Hầu hết các tín hiệu thị trường lao động vẫn ổn định, mặc dù số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước đã đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 8 năm ngoái.
Nhà kinh tế trưởng khu vực Bắc Mỹ tại Capital Economics, Paul Ashworth cho biết: “Xét trên mọi khía cạnh, sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng là dấu hiệu cảnh báo quan trọng về tình hình kinh tế tổng thể. Dù một số yếu tố địa chính trị hoặc biến động trên thị trường chứng khoán có thể góp phần vào sự suy giảm niềm tin, nhưng nó chỉ là một phần”.
Trong bối cảnh các chỉ số lạm phát tăng cao, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã cân nhắc lộ trình chính sách tiền tệ trong ngắn hạn. Họ phải xem xét các yếu tố như tình hình lạm phát, tăng trưởng kinh tế, và thất nghiệp để quyết định về việc tăng, giữ nguyên hoặc giảm lãi suất.
Khi người tiêu dùng có những lo ngại về lạm phát, họ sẽ tiết kiệm và giảm chi tiêu, dẫn đến một tình hình kinh tế chậm lại hoặc giảm tăng trưởng. Jeffrey Roach, nhà kinh tế trưởng tại LPL Financial, cho biết, Fed đang đi trên dây khi họ cân bằng cả hai nhiệm vụ ổn định giá cả và tăng trưởng.
Ông Jeffrey Roach nhấn mạnh: “Nguy cơ của lạm phát đình trệ đang tăng lên, điều này có thể tạo ra những tác động lớn đối với thị trường và nền kinh tế. Cùng với tác động từ cuộc bầu cử tổng thống cũng tạo sự thiếu chắc chắn và lo ngại trong thị trường. Kết quả của bầu cử có thể gây ra biến động trong các chính sách kinh tế, tài chính”.
Bên cạnh đó, thị trường Mỹ đang kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 9, sau một thời gian giữ lãi suất ở mức cao nhất trong hơn 20 năm. Tuy nhiên, các tuyên bố từ Chủ tịch Fed Jerome Powell cho thấy sự không chắc chắn và thay đổi trong triển vọng.
Nếu lạm phát tăng cao, Mỹ có thể phải thực hiện các biện pháp chính sách tiền tệ và tài khóa để kiềm chế sự tăng lạm phát và tái cân bằng nền kinh tế. Điều này có thể bao gồm tăng lãi suất, kiểm soát ngân sách và tăng cường quản lý tiền tệ.