BSC duy trì quan điểm khả quan trong năm 2022 đối với ngành phân bón dựa trên kỳ vọng giá Ure phục hồi nhờ khủng hoảng khí tự nhiên tại Châu Âu và các đợt mở thầu lớn của Ấn Độ trong dịp cuối năm và nhu cầu Ure nội địa cải thiện khi bước vào mùa vụ chính trong năm
BSC nhận thấy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành phân bón phụ thuộc lớn vào biến động của giá hàng hoá, đặc biệt là giá Ure và giá dầu FO. Giá Ure trong nước đã trải qua đợt điều chỉnh từ tháng 6 - tháng 8 và BSC kỳ vọng giá Ure nội địa sẽ phục hồi từ nay tới cuối năm nhờ hai yếu tố chính.
Chứng khoán BIDV: Cơ hội đầu tư cổ phiếu từ triển vọng ngành phân bón. Hình minh họa |
Thứ nhất, BSC kỳ vọng nhu cầu phân bón phục hồi nhờ vụ Đông xuân – vụ chính trong năm và giá gạo phục hồi sẽ thúc đẩy diện tích gieo cấy lúa vụ Đông Xuân (vụ chính trong năm) và hỗ trợ cho nhu cầu phân bón, đặt biệt là Ure. BSC mong rằng, giá gạo sẽ được hỗ trợ bởi ảnh hưởng xung đột với Nga nên Ukraine không xuất khẩu lúa mì, kéo theo giá các loại ngũ cốc và lương thực cao khiến khách hàng chuyển sang mua gạo của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhu cầu thu mua gạo dự trữ của nhiều quốc gia tăng cao trước lo ngại cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài khiến giá lương tăng và nguồn cung gạo trên toàn cầu giảm, vì thời tiết khắc nghiệt ở các nước xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh.
Thứ hai là giá Ure thế giới phục hồi nhờ nguồn cung thế giới sụt giảm và nhu cầu cải thiện kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá Ure nội địa phục hồi cuối năm 2022. BSC mong rằng, trong quý IV/2022, nguồn cung Ure thế giới sẽ suy giảm nhờ giá khí tự nhiên ở châu Âu neo ở mức cao cùng với chi phí sản xuất tăng cao khiến các nhà sản xuất phân bón khu vực này cắt giảm sản lượng .
Ngoài ra, Trung Quốc bước vào mùa vụ chính trong năm nên chính sách xuất khẩu sẽ tiếp tục duy trì sự kiểm soát như hiện tại, tương ứng mức giảm từ 20 - 25% sản lượng xuất khẩu Ure so với năm 2021. Đồng thời, Ấn Độ tiếp tục mở các đợt thầu lớn cho mùa vụ Kharif của quốc gia này vào dịp cuối năm kỳ vọng sẽ cải thiện nhu cầu Ure thế giới và hỗ trợ phục hồi giá Ure thế giới.
Gần đây nhất, cuối tháng 8 Ấn Độ đã mở đợt thầu mới với 1 triệu tấn Ure và giá Ure các khu vực trên thế giới đã bật tăng từ 2 - 5%. Cuối tháng 8, giá Ure tại Việt Nam đã tăng mạnh, với mức tăng cao nhất lên tới 850 đồng/kg tương đương mức tăng khoảng 40 USD/tấn.
Các giả định chính trong ước tính của BSC
Năm 2023, BSC giữ quan điểm Trung lập đối với ngành phân bón do mức nền cao sẽ là thách thức lớn nhất với tăng trưởng của các doanh nghiệp. BSC mong rằng giá Ure sẽ hạ nhiệt từ 2023, tuy nhiên, mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập.
BSC kỳ vọng giá các nguyên liệu sản xuất Ure như than và khí tự nhiên sẽ hạ nhiệt trong dài hạn nhờ chi phí năng lượng toàn cầu sẽ bình thường hoá trong dài hạn và châu Âu sẽ tìm được nguồn cung khí tự nhiên thay thế cho Nga.
BSC kỳ vọng giá Ure sẽ điều chỉnh từ 2023, tuy nhiên việc sụt giảm nguồn cung phân bón ở Châu Âu sẽ hỗ trợ giá Ure thiết lập mặt bằng giá mới. Tương ứng vọng giá Ure sẽ dao động quanh 400 - 550 USD/tấn trong giai đoạn 2023 – 2024”.
BSC cũng cho rằng, giá khí tự nhiên của châu Âu sẽ thiết lập mặt bằng giá mới trong giai đoạn 2023 - 2024 do chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng lớn để thay thế cho nguồn cung từ Nga. Điều này sẽ khiến nguồn cung phân bón trên toàn cầu sụt giảm do chi phí sản xuất phân bón ở châu Âu tăng lên, một số nhà máy phân bón sẽ cắt giảm sản lượng hoặc đóng cửa vĩnh viễn.
BSC duy trì quan điểm KHẢ QUAN trong năm 2022 đối với ngành phân bón dựa trên kỳ vọng giá Ure phục hồi nhờ khủng hoảng khí tự nhiên tại Châu Âu và các đợt mở thầu lớn của Ấn Độ trong dịp cuối năm và nhu cầu Ure nội địa cải thiện khi bước vào mùa vụ chính trong năm
Đánh giá tiềm năng cổ phiếu ngành phân bón, BSC cho rằng, giá Ure phục hồi trong cuối năm 2022 và sản lượng tiêu thụ cải thiện sẽ là những yếu tố tích cực đối với DCM và DPM, điều này cũng mở ra cơ hội đầu tư cho các cổ phiếu này.
Ngoài ra, DPM và DCM hiện có định giá hấp dẫn với P/E fw và P/E 2023 lần lượt là 3,7 lần/5,8 lần và 6,2 lần/9,4 lần, mức P/E hấp dẫn so với P/E trung bình trượt 5 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực là 12,75 lần.
Tóm tắt một số chỉ tiêu của DPM và DCM
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo, Đạm Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM – sàn HOSE) công bố BCTC hợp nhất quý II với doanh thu 5.013 tỷ đồng, tăng 71%. Giá vốn tăng 55% nên lợi nhuận gộp tăng 105% đạt 1.930 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 32% cùng kỳ năm trước lên 38,5% và thấp hơn so với mức 48% quý I.
Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng mạnh từ 28 tỷ đồng lên 69 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 13%, chi phí bán hàng tăng 46% và chi phí quản lý tăng 48%.
Khuyến nghị mua cho cổ phiếu DPM với giá mục tiêu 63.100 đồng/cp. Hình minh họa |
Theo đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.279 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ năm trước và giảm 39% so với quý I. Công ty lý giải giá bán và sản lượng kinh doanh mặt hàng phân bón trong quý cùng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước khiên doanh thu và lợi nhuận tăng.
DPM điều chỉnh kế hoạch 2022: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 17.239 tỷ đồng (+4% YoY) và 3.473 tỷ đồng (+9% YoY); (2) sản lượng Ure và NPK lần lượt là 865 nghìn tấn (+4%YoY) và 165 nghìn tấn (+2%YoY) và (3) nâng kế hoạch cổ tức năm 2021 từ mức 10% lên 50% và duy trì cổ tức tiền mặt năm 2022 với tỷ lệ 50%.
BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2022 của DPM lần lượt đạt đạt 20.182 tỷ đồng (+58% YoY) và 5.548 tỷ đồng (+78% YoY).
EPS 2022F = 14.032 đồng (+81%YoY) và P/E fw= 3,5 Dựa trên giả định: Giá bán Ure trung bình năm 2022 đạt 14.644 đồng/kg (+25% YoY); Sản lượng Ure tiêu thụ đạt 865 nghìn tấn (+15,5% YoY) và biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 41% (so với mức nền cao năm 2021 đạt 37%).
BSC khuyến nghị mua cổ phiếu DPM với giá mục tiêu 63.100 đồng/cp cho năm 2022 tương đương với upside 30% so với giá đóng cửa ngày 19/9/2022 dựa trên phương pháp P/E với tỉ lệ mục tiêu là 4.5x.
Quan điểm đầu tư: Giá bán duy trì ở mức cao so với cùng kỳ và sản lượng kinh doanh tăng trưởng tích cực; Yếu tố cần theo dõi chưa được đưa vào định giá: Khoản hoàn thuế VAT khi luật sửa đổi; Doanh nghiệp duy trì trả cổ tức tiền mặt đều đặn hàng năm với tỉ lệ chi trả cao.
Rủi ro: Giá khí đầu vào tăng nhanh hơn dự báo và giá bán giảm mạnh hơn dự báo; Giá phân bón cao thúc đẩy nông dân tiết giảm bón phân khiến cầu nội địa phục hồi chậm; Công suất nhà máy NPK đạt hiệu suất thấp hơn và giá bán giảm so với dự báo.
Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau - Đạm Cà Mau (Mã: DCM - HOSE) đã công bố kế quả kinh doanh quý II/2022 với ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.160 tỷ đồng - tăng 66% so với mức 2.500 tỷ hồi quý II/2021 song giảm nhẹ so với mức 4.282 tỷ quý trước đó.
Giá vốn bán hàng tăng 30% so với quý I/2022 trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh về mức 119 và 178 tỷ đồng. Ghi nhận trong quý II/2022, chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh 133% so với quý I lên mức 3.276 tỷ đồng.
Khấu trừ giá vốn bán hàng và các chi phí, DCM báo lãi trước thuế gấp 3,5 lần cùng kỳ 2021 lên mức 1.114 tỷ đồng; lãi sau thuế đạt 1.035 tỷ đồng - giảm 32% so với quý liền trước. Biên lãi ròng quý II đạt 25% - giảm mạnh so với mức 35% của quý I.
Doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo hợp nhất quý II/2022 tăng so với cùng kỳ năm trước do giá phân bón trong quý II/2022 (dù giảm so với quý I) vẫn neo ở mức cao; riêng giá bán bình quân sản phẩm Ure trong quý cao hơn 79% so với cùng kỳ làm cho doanh thu bán hàng của công ty mẹ tăng hơn 66%.
Năm 2022, DCM sẽ phấn đấu mang về hơn 9.060 tỷ đồng tổng doanh thu và vượt 542,1 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch đầu năm. Trong đó Công ty đặt mục tiêu thực hiện sản xuất 860.100 tấn Urê quy đổi và 80.000 tấn NPK. Về sản lượng kinh doanh, Urê quy đổi dự kiến đạt 770.200 tấn, các sản phẩm phân bón từ gốc Urê đạt 80.000 tấn và NPK đạt 80.000 tấn.
BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2022 của DCM lần lượt đạt đạt 14.528 tỷ đồng (+44% YoY) và 3.102 tỷ đồng (+70% YoY). EPS 2022F = 5.860 đồng (+91%YoY) và P/E fw= 5,8x; P/E fw 2023 = 9,4x.
Dựa trên giả định giá bán Ure trung bình năm 2022 đạt 15.011 đồng/kg (+42% YoY); Sản lượng Ure tiêu thụ đạt 850 nghìn tấn (+10% YoY) và BLN gộp cải thiện lên mức 36% (so với 29% năm 2021).
Theo đó, BSC khuyến nghị MUA cho cổ phiếu DCM với giá mục tiêu 40.200 đồng/cp cho năm 2022, tương đương với upside 17% so với giá đóng cửa ngày 19/9/2022 dựa trên phương pháp P/E với tỉ lệ mục tiêu là 6,8x .
Quan điểm đầu tư: Giá bán duy trì ở mức cao svck và sản lượng kinh doanh tăng trưởng tích cực; Yếu tố cần theo dõi chưa được đưa vào định giá khoản hoàn thuế VAT khi luật sửa đổi và Nhà máy Ure hết khấu hao từ năm 2024 giúp tiết giảm đáng kể chi phí sản xuất.
Rủi ro: Giá khí đầu vào tăng nhanh hơn dự báo và giá bán giảm mạnh hơn dự báo; Giá phân bón cao thúc đẩy nông dân tiết giảm bón phân khiến cầu nội địa phục hồi chậm; Công suất nhà máy NPK đạt hiệu suất thấp hơn và giá bán giảm so với dự báo.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.
VNDirect Research: 3 mã cổ phiếu được hưởng lợi nhờ xu hướng tăng của giá gạo Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan với 7,8% giao dịch thương mại toàn ... |
Nhà đầu tư cá nhân duy trì mua ròng phiên 20/9, tâm điểm tại cổ phiếu dầu khí Phiên VN-Index hồi phục hơn 13 điểm, nhà đầu tư cá nhân duy trì tiếp đà bán ròng 545,4 tỷ đồng, trong đó họ bán ... |
Không sợ lỗ với 9 nguyên tắc giúp đầu tư thành công từ huyền thoại Linda Raschke Linda Raschke được giới đầu tư phố Wall xem là một nữ trader đỉnh cao và nhà quản lý tiền xuất sắc khi không thua ... |
Đức Anh