Phiên giao dịch cuối tuần ngày 22/9, VN-Index đã có lúc giảm 38 điểm. Tuy nhiên, VN-Index đã có nhịp hồi để khớp tại mức 1.193 điểm (-19,69; -1,62%). HNX-Index giảm 8,72 điểm (3,46%) khớp ở mức 243,15 điểm. UPCoM giảm 1,63 điểm (1,76%), khớp ở mức 90,76 điểm.
Độ rộng VN-Index nghiêng về bên bán với 70 cổ phiếu tăng giá (3 trần)/455 cổ phiếu giảm giá (29), con số này ở sàn HNX là 37 (8 trần)/175 (7 cổ phiếu sàn). Tổng giá trị giao dịch trên 3 sàn phiên này đạt hơn 37.300 tỷ đồng - tương ứng 1,67 tỷ cổ phiếu đã được sang tay.
Trong một ngày mà thị trường xuống khá sâu, không ít cổ phiếu vẫn ngược dòng ấn tượng, đem lại niềm vui cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Ảnh minh họa |
Theo quan sát, bộ 3 cổ phiếu VCB (Vietcombank), BID (BIDV) và STB (Sacombank) ngược xu hướng thị trường khi ghi nhận các mức tăng 2,6%, 1,9% và 1,7% cùng thanh khoản vượt trên trung bình 20 phiên. Mức tăng cả 3 mã ngân hàng góp cho VN-Index gần 4,8 điểm.
BID hiện đang vận động trong vùng tích lũy trung hạn 43.x - 47.x. Cổ phiếu VCB ngắt chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp và áp sát trở lại mốc 90.000 đồng.
Đồng pha, cổ phiếu STB cũng duy trì trạng thái tích lũy ngay sát đỉnh lịch sử.
Tương tự VCB, BID và STB, các mã TLH của Thép Tiến Lên, DGC của Hóa chất Đức Giang và ANV của Thủy sản Nam Việt cũng ngược dòng thị trường - tăng mạnh.
Cổ phiếu DGC tăng 4,3% lên mốc 98.000 đồng/cp (vượt kháng cự 1 năm lên cao nhất 15 tháng); khối lượng giao dịch tăng gấp đôi phiên trước, đạt 7,4 triệu cp. Sau 4 tháng, cổ phiếu đầu ngành hóa chất tăng gần gấp đôi giá trị. Nhà đầu tư ưu tiên vị thế nắm giữ với giá mục tiêu vùng 102.0 - 107.x đồng.
Cổ phiếu ANV tăng 3,3% lên mức 41.100 đồng trong phiên cuối tuần, khối lượng khớp lệnh đạt mức kỷ lục gần 6 triệu cp. 6 phiên gần nhất, cổ phiếu này tăng 16,8% cùng với những thông tin tích cực từ chuyến công tác của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Dòng tiền lớn tiếp tục gia tăng vị thế ở cổ phiếu thủy sản này trong 3 tuần gần nhất và là nhân tố kéo giá chủ lực. Tuy nhiên, điểm mua mới hiện tại đã không còn thích hợp.
Trong báo cáo mới công bố, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) đưa ra giá hợp lý đối với ANV là 44.600 đồng/cp.
Với cổ phiếu TLH, bất chấp lực bán mạnh ở nhóm thép phiên hôm nay, mã vẫn đóng cửa tăng trần và có lần đầu quay lại mệnh giá sau gần 16 tháng. Khối lượng khớp lệnh phiên này đạt 6,9 triệu cp - tiếp tục duy trì mức cao nhất kể từ cuối tháng 11/2021 (thời điểm mã lập đỉnh giá).
Sau 5 phiên tăng liên tiếp, cổ phiếu Thép Tiến Lên tăng 18,7% và loạt top cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HOSE tuần này. Hiện RSI đã vào vùng quá mua; áp lực chốt lời có thể gia tăng trong tuần tới khí giá hướng lên sát mốc 11.000 đồng.
Một cổ phiếu khác là LHG của Công ty CP Long Hậu cũng đóng cửa tăng 4,6% lên mức 30.800 đồng/cp và cho điểm mua mới; khối lượng giao dịch tăng mạnh với gần 640.000 đơn vị.
Cổ phiếu một công ty chứng khoán vào diện kiểm soát, có nguy cơ bị hạn chế giao dịch Lý do được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa ra bởi công ty chứng khoán này tiếp tục chậm công bố báo cáo ... |
Thủ tướng Phạm Minh Chính rung chuông khai mạc phiên giao dịch tại Sàn Chứng khoán New York Thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sáng 21/9 (theo giờ Mỹ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới tham quan ... |
Thị giá HTP mất gần 30% kể từ đầu năm, một CTCK bơm hơn trăm tỷ để “ngồi ghế” cổ đông Cổ phiếu HTP bị HNX đưa vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ từ ngày 18/4/2023... |
Nhật Hải