Chứng khoán kết tuần trong bất ngờ, chuyên gia dự báo diễn biến tiếp theo của VN-Index

04/01/2025 - 13:38
(Bankviet.com) Thị trường chứng khoán ngày 3/1 giảm sâu khi VN-Index mất 15,1 điểm, đóng cửa tại 1.254,6 điểm. Với việc VN-Index không giữ được mốc 1.260, chuyên gia dự báo chỉ số này có thể lùi về 1.238 điểm, qua đó mở ra cơ hội giải ngân cho nhà đầu tư.

Những yếu tố vĩ mô nào sẽ định hình VN-Index trong năm 2025?

Xu hướng đầu tư chứng khoán 2025 dưới góc nhìn chuyên gia

Đóng cửa phiên cuối tuần (3/1), chỉ số VN-Index giảm 15,1 điểm về mức 1.254,6 điểm, sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Việt Nam với gần 600 mã giảm, áp đảo hoàn toàn so với số mã tăng.

Chứng khoán kết tuần trong bất ngờ, chuyên gia dự báo diễn biến tiếp theo của VN-Index
Chuyên gia dự báo VN-Index có thể giảm về 1.238 điểm, mang đến cơ hội giải ngân cổ phiếu tiềm năng.

Nhóm ngân hàng chiếm 7/10 cổ phiếu lấy đi nhiều điểm giảm nhất trong phiên. Trong đó, 7 mã ngân hàng nằm trong nhóm 10 cổ phiếu lấy đi nhiều điểm nhất bao gồm TCB (-3,1%), CTG (-2,4%), VPB (-2,1%), MBB (-1,9%), LPB (-2,7%), HDB (-2,6%) và ACB (-1,9%). VCB (+0,1%) là mã ngân hàng vốn hóa lớn duy nhất mang sắc xanh.

Tại nhóm bất động sản, NVL (+1,4%) tăng mạnh, VHM đi ngang trong khi VIC (-0,1%), BCM (-0,4%), VRE (-0,6%) và KDH (-1,0%) giảm. Những cổ phiếu giảm đáng chú ý khác trong phiên bao gồm mã công nghệ FPT (-1,9%), mã bán lẻ MWG (-3,3%), mã sản xuất thép HPG (-1,5%), mã thực phẩm & đồ uống MSN (-1,6%), mã sản xuất bia SAB (-1,1%) và mã hàng không HVN (-2,7%).

Ngược lại, hướng tích cực có một số cổ phiếu tăng đáng chú ý khác trong phiên 3/1 bao gồm mã viễn thông CTR (+3,2%), mã dầu khí PLX (+0,8%), mã bán lẻ FRT (+0,4%) và mã hóa chất DPM (+0,4%).

Đặc biệt, thị trường vẫn chịu áp lực lớn từ khối ngoại khi nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 735 tỷ đồng, trong đó tập trung vào các mã như FPT, TCB, CTB, HDB, HSG. Ngược chiều, cổ phiếu VGC được gom mạnh nhất, tiếp đến là KDH, BID, VCB và GMD.

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam chỉ ra nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm mạnh đến từ áp lực bán tại các cổ phiếu trụ, đặc biệt nhóm ngân hàng. Bên cạnh đó, chỉ số USD Index (DXY) bất ngờ tăng mạnh lên 109 điểm, mức cao nhất kể từ cuối tháng 10/2022, đã gây áp lực lên tỷ giá USD/VND và tâm lý nhà đầu tư.

"Thông tin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) can thiệp bằng cách bán USD cũng khiến tâm lý thị trường trở nên thận trọng hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp ngắn hạn và khả năng NHNN tăng lãi suất có thể xảy ra từ quý 2/2025", ông Minh nhận định.

Với việc VN-Index thất bại trong việc giữ mốc 1.260 điểm, ông Minh cho rằng chỉ số có thể tiếp tục lùi về 1.249 điểm. Nếu chỉ số DXY vượt ngưỡng 110 điểm, VN-Index có thể giảm sâu hơn về vùng 1.238 điểm. Trong bối cảnh thị trường tích lũy và thanh khoản yếu, nhà đầu tư nên thận trọng, duy trì danh mục ở mức 50-55%. Nếu VN-Index giảm về vùng hỗ trợ 1.238 điểm, đây có thể là cơ hội để giải ngân trở lại, tập trung vào các mã có tiềm năng tăng trưởng dài hạn và định giá hấp dẫn.

Chứng khoán 3/1: Phe bán chiếm ưu thế, YEG cùng NVL gắng gượng đỡ thị trường

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 3/1 khép lại với chỉ số VN-Index giảm mạnh còn 1.254 điểm. Áp lực chốt lời lan ...

Khối ngoại bán ròng 759 tỷ đồng phiên 3/1, tập trung vào CTG cùng FPT

Khối ngoại bán ròng 759 tỷ đồng phiên 3/1, gia tăng áp lực so với 118 tỷ đồng hôm qua. FPT và CTG bị xả ...

Anh Vũ

Anh Vũ

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán