Tạm dừng phiên sáng 14/11, chỉ số chính thị trường VN-Index giảm 3,30 điểm, tương ứng -0,26%, dừng ở mức 1.242,74 điểm, độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 114 mã tăng/207 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt sàn HOSE phiên sáng là 209,3 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt 5,2 nghìn tỷ đồng. Chỉ số VN30-Index cũng giảm mạnh 5,84 điểm (-0,45%), với 22 mã giảm và chỉ 6 mã tăng.
Trên sàn HNX, HNX-Index giảm 0,82 điểm (-0,36%) về 225,39 điểm, khối lượng giao dịch đạt hơn 16,5 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 358 tỷ đồng. Chỉ số UPCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,12%) còn 92,24 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 14 triệu đơn vị, giá trị 425 tỷ đồng.
Các chỉ số chính thị trường tạm dừng phiên sáng ngày 14/11 |
Nhóm VN30, dẫn đầu chiều giảm giá tiếp tục là cổ phiếu ngân hàng VPB, với mức giảm 1,55%, thị giá về còn 19.050 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 3,2 triệu đơn vị. Theo ngay sau là cổ phiếu bán lẻ MWG với mức giảm 1,13%.
Các cổ phiếu ngân hàng đáng chú ý trong nhóm như STB, TCB, HDB hay MBB cũng đều mang sắc đỏ, tuy nhiên mức giảm không quá tiêu cực, đều dưới 1%.
Chiều tăng điểm, 7 mã mang sắc xanh, trong đó dẫn đầu là VRE với mức tăng 1,93%, thanh khoản đạt hơn 7,2 triệu đơn vị. 2 mã còn lại trong họ "Vin" là VHM và VIC cũng đều tăng điểm sáng nay, với lần lượt +1,24% và +0,99%.
Tại lúc 10h45, VN-Index tiếp tục dao động trong biên độ 1.242 - 1.247 điểm. Sức ép giảm điểm xuất phát từ nhóm VN30, với 20 mã giảm giá, chủ yếu đến từ các cổ phiếu ngân hàng như VPB, TCB, ACB và STB. Tuy nhiên, bộ ba cổ phiếu họ Vingroup (VIC, VHM, VRE) tăng hơn 1%, góp phần giảm bớt áp lực lên chỉ số chung. Trong khi đó, cổ phiếu các ngành dệt may và thủy sản suy yếu, mất đà so với đầu phiên.
Lúc 9h30, VN-Index đã giảm hơn 2 điểm, về mức 1.243, chịu áp lực từ nhóm ngân hàng. Các mã như VPB (-1,3%), MSB (-0,9%), TCB (-0,6%), ACB (-0,6%), EIB (-0,5%) đều ghi nhận mức giảm nhẹ. Ngược lại, FPT bật tăng hơn 1% nhờ thông tin về kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào thị trường Nhật Bản và Việt Nam.
Các ngành xuất khẩu như thủy sản, dệt may, và hóa chất có diễn biến tích cực với VHC (+1,9%), ANV (+1,1%), MSH (+2,7%), VGT (+2,1%) và DGC (+0,8%) đều tăng điểm. Nhiều cổ phiếu bất động sản cũng bật tăng khá mạnh, điển hình là DXS, VRE, VIC và VHM, trong khi nhóm khu công nghiệp, gồm KBC và IDC, tiếp tục điều chỉnh.
Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi dữ liệu kinh tế mới nhất từ Mỹ. Theo báo cáo ngày 13/11 của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tại Mỹ đã tăng 0,2% theo tháng và 2,6% so với cùng kỳ năm trước, đúng như dự báo của các chuyên gia được khảo sát bởi Dow Jones. Trong khi đó, CPI lõi (không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm) tăng 0,3% so với tháng trước và 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đều khớp với dự báo.
Các số liệu này cho thấy lạm phát tại Mỹ vẫn còn cách xa mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), tạo thêm thách thức cho chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Chính quyền sắp tới của ông Donald Trump, dự kiến tiếp nhận vào tháng 1 năm sau, với các kế hoạch tăng thuế và chi tiêu công, có thể sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát.
Chứng khoán Mỹ ngày 13/11: Dow Jones và Nasdaq biến động trái chiều do lo ngại lạm phát Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch thứ Tư với Dow Jones và S&P 500 tăng nhẹ, trong khi Nasdaq giảm. Số liệu lạm ... |
Lộ diện loạt "siêu cổ phiếu" tiềm năng dưới góc nhìn của Mirae Asset Báo cáo của Mirae Asset cho thấy lợi nhuận quý 3/2024 tăng 21,6% so với cùng kỳ, với sự phân hóa rõ rệt giữa các ... |
Soi tiềm năng tăng giá cổ phiếu VHM giữa tâm điểm thương vụ lịch sử của Vinhomes Cổ phiếu VHM là Vinhomes là lựa chọn tích lũy dài hạn với tiềm năng từ quỹ đất lớn và lợi thế pháp lý. Dù ... |
Nguyên Nam