Theo ABS Research, bên cạnh yếu tố rủi ro lạm phát và lãi suất cao vẫn đang hiện hữu tại các nền kinh tế lớn, xung đột Hamas –Israel gia tăng bất ổn kinh tế thế giới khi thúc đẩy giá dầu neo cao và tăng nhu cầu dòng tiền trú ẩn vào USD và vàng. Nếu căng thẳng tại khu vực Trung Đông lan rộng ra thành xung đột khu vực và có thêm nhiều nước tham chiến, điều đó có thể khiến giá dầu tăng vọt, niềm tin người tiêu dùng suy giảm, dẫn đến lạm phát trầm trọng hơn và tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm.
Chính sách tiền tệ của các NHTƯ lớn trên thế giới trong thời gian tới dự kiến sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cao tại Mỹ, Anh và Khu vực đồng tiền chung châu Âu để kiềm chế lạm phát. Điều này kéo dài có thể dẫn đến sự suy giảm hoạt động đầu tư, thị trường việc làm và sức cầu tiêu dùng trong thời gian tới trong khi dư địa tăng trưởng từ chi tiêu chính phủ chỉ hạn chế.
Trong khi đó Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ mở rộng cùng các gói kích cầu để vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên cho đến nay, tác đến tăng trưởng được đánh giá là yếu hơn kỳ vọng khá nhiều.
Tại Việt Nam, dự kiến mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục được duy trì ở mức hiện tại, nhưng có thể chịu áp lực tăng lên khi nhu cầu tín dụng tăng trở lại, hoặc khi nợ xấu tăng lên. Chính phủ đã và đang áp dụng các chính sách thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong các lĩnh vực hạ tầng và năng lượng.
Ngoài ra, chính phủ đã quyết định giảm 30% tiền thuê đất trong 2023, đề xuất sẽ tiếp tục kéo dài các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế như tiếp tục giảm thuế VAT (từ 10% xuống 8%) đến giữa năm 2024, cũng như việc gia hạn nộp thuế, giảm thuế trước bạ ô tô… Tuy nhiên cho đến nay, tiến độ giải ngân đầu tư công chưa được nhiều, sức mua trong nước vẫn còn yếu.
Điểm tích cực là lạm phát đã phần nào hạ nhiệt tại Khu vực EU và Mỹ, là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, trong khi tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn duy trì mạnh mẽ. Ngoài ra, hiện nay, hàng tồn kho của Mỹ và các nước EU đã giảm mạnh, các thị trường này được kỳ vọng đẩy mạnh nhập khẩu để chuẩn bị hàng cho nhu cầu tiêu dùng cuối năm. Cùng với đầu tư công, xuất khẩu được kỳ vọng là động lực cho tăng trưởng Q4/2023 của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam vẫn sẽ hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.
Đồng USD và lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ neo cao đã và đang khiến dòng vốn quốc tế rút khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Điều này đã đẩy tỷ giá VND/USD tăng đáng kể trong tháng 10. Bộ phận phân tích công ty nghiêng về kịch bản dự báo tỷ giá hối đoái giữa VND/USD cuối năm 2023 mất giá ở mức khoảng 3% (tức là hạ nhiệt so với hiện tại) nhờ vào cán cân hàng hóa tiếp tục duy trì thặng dư do giảm nhập khẩu, trong khi kiều hối ước tăng hơn so với năm trước và vốn FDI gia tăng giải ngân sẽ hỗ trợ thị trường ngoại hối trong Q4/2023.
Về mặt định giá, với việc VN-Index điều chỉnh mạnh trong tháng 10, P/E toàn thị trường giảm từ mức 13,8 lần cuối tháng 9 xuống 12,7 lần cuối tháng 10 dựa trên số liệu BCTC Q3/2023. Lợi nhuận sau thuế toàn thị trường vẫn giảm so với cùng kỳ nhưng mức giảm đã thu hẹp lại đáng kể. Thị trường điều chỉnh mở ra cơ hội đầu tư dài hạn với các cổ phiếu có triển vọng kết quả kinh doanh tăng trưởng cao trong các quý tới và định giá đã giảm về vùng hấp dẫn...
Chứng khoán An Bình (ABS) công bố bản tin tiêu điểm ngành hàng tháng 10/2023 Trong bản tin tiêu điểm ngành hàng phát hành ngày 13/10 mới đây, đội ngũ phân tích Công ty CP Chứng khoán An Bình (ABS ... |
Chứng khoán An Bình (ABS) được trao giải Ứng dụng giao dịch cổ phiếu tốt nhất Việt Nam 2023 Công ty CP Chứng khoán An Bình (ABS) vừa được thông báo là công ty chứng khoán Việt Nam duy nhất giành được giải thưởng ... |
ABS Research: Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại, thanh khoản hệ thống không còn quá dư thừa Trong bản tin tiêu điểm ngành hàng phát hành ngày 27/10 mới đây, đội ngũ phân tích Công ty CP Chứng khoán An Bình (ABS ... |
Lưu Lâm