Giao dịch dự kiến thực hiện trong thời gian 4/8 – 15/8, theo phương thức thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của E-land Asia Holdings tại Dệt may Thành Công sẽ tăng từ 46,64% (tương ứng 38,26 triệu cổ phiếu) lên 46,96% (38,52 triệu cổ phiếu).
Động thái mua thêm cổ phiếu của E-land Asia Holdings diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu TCM đang có nhịp điều chỉnh trong một tháng qua. Trong phiên chiều 3/8, cổ phiếu TCM đang giao dịch quanh mức 51.100 đồng/cp, giảm 10% giá trị sau hơn một tháng giao dịch. Tạm tính theo giá giao dịch hiện tại, ước tính E-land Asia Holdings phải chi ra khoản tiền hơn 13 tỷ đồng để gia tăng sở hữu.
6 tháng đầu năm 2023, Dệt may Thành Công báo lãi giảm 56% so với cùng kỳ |
Trước đó, trong phiên 5/7, E-land Asia Holdings đã hoàn tất mua thỏa thuận hơn 1,38 triệu cổ phiếu TCM để phục vụ mục đích đầu tư tài chính, sở hữu theo đó tăng từ 44,96% lên 46,64% (tương ứng 38,26 triệu cổ phiếu).
Theo tìm hiểu, E-Land Asia Holdings là một pháp nhân tại Singapore, thuộc tập đoàn E-Land Group, một tập đoàn bán lẻ tại Hàn Quốc. E-land Asia Holdings là tổ chức có liên quan đến ông Lee Eun Hong, Thành viên HĐQT TCM. Cụ thể, ông Lee là Giám đốc của E-land Asia Holdings, hiện cá nhân ông Lee chỉ đang sở hữu 9 cổ phiếu TCM.
Về kết quả kinh doanh, trong quý II/2023 doanh thu thuần của Dệt may Thành Công ghi nhận đạt 714,5 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận gộp giảm 45% còn 95 tỷ đồng. Doanh thu tài chính trong quý tăng 42,4% lên gần 18 tỷ đồng, cùng với doanh thu tài chính tăng, chi phí cho hoạt động này cũng tăng 32,8% lên 38,5 tỷ đồng. Mặc dù doanh nghiệp đã cắt giảm được 22% chi phí bán hàng và 48% chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng lãi ròng của TCM chỉ đạt gần 1,9 tỷ đồng, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Dệt may Thành Công đạt 2,2 tỷ đồng, giảm tới 96% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất mà doanh nghiệp dệt may này ghi nhận kể từ quý III/2021.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, Dệt may Thành Công ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 1.591 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 56,4 tỷ đồng, giảm 56% so với thực hiện nửa đầu năm 2022. Với kết quả này, TCM chỉ mới thực hiện được 23% kế hoạch lợi nhuận của năm.
Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của Dệt may Thành công đạt 3.348 tỷ đồng, giảm hơn 100 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, chiếm tỉ trọng lớn nhất là hàng tồn kho với 1.225 tỷ đồng, tài sản cố định gồm nhà máy, trang thiết bị là hơn 1.000 tỷ đồng. Nợ vày tài chính tại thời điểm cuối quý II/2023 ở mức gần 800 tỷ đồng với phần lớn là nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu đạt 1.933 tỷ đồng.
Về tình hình xuất khẩu, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu của TCM sang thị trường châu Á tiếp tục dẫn đầu, với 65,1%. Trong đó, thị trường Hàn Quốc 25,3%; Nhật Bản 21,76%; Trung Quốc 7,19%. Tiếp đến là thị trường châu Mỹ chiếm 29,2%, trong đó, thị trường Mỹ 25,78%; Canada 3,42%. Trong khi đó, thị trường châu Âu chỉ chiếm 4,8%, riêng thị trường Anh chiếm 4,41%.
Tính đến thời điểm hiện tại, Dệt may Thành công đã nhận khoảng 76% kế hoạch doanh thu đơn hàng cho quý III và 86% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý IV/2023.
Dệt may Thành Công triệt thoái toàn bộ vốn khỏi Savimex Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) muốn bán nốt 203.330 cổ phiếu SAV đang nắm ... |
Savimex nhận chuyển nhượng gần 2,5 triệu cổ phiếu TCM của Dệt may Thành Công SAV sẽ nhận chuyển nhượng 2,5 triệu cổ phiếu TCM (tương đương 3% vốn điều lệ). Mức giá nhận chuyển nhượng được xác định bằng ... |
Bức tranh ngành dệt may khi nào sáng màu? Nhiều "ông lớn" ngành may mặc đồng loạt chứng kiến kết quả kinh doanh không mấy suôn sẻ trong những tháng giữa năm. Đã vậy, ... |
Quỳnh Nga