Cụ thể, ACB đã lên kế hoạch chia cổ tức năm 2023 từ nguồn lợi nhuận giữ lại của năm 2023 và còn lại từ các năm trước chưa chia, với tổng số tiền đạt 19.886 tỷ đồng. Theo đó, Hội đồng quản trị của ngân hàng này dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt, tương ứng với mức sử dụng lợi nhuận giữ lại là 9.710 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức này cũng được ngân hàng dự kiến tiếp tục áp dụng cho năm 2024 với mức vốn sử dụng tương ứng là 11.166 tỷ đồng.
Với mức chia cổ tức này, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng lên mức 44.666 tỷ đồng, tăng thêm 5.800 tỷ đồng, tương ứng với hơn 582 triệu cổ phần phát hành thêm. Thời gian dự kiến hoàn thành kế hoạch phát hành tăng vốn điều lệ là vào quý III/2024.
Hình minh họa. |
Tương tự, Techcombank cũng dự kiến sẽ trình cổ đông phương án chi trả cổ tức hàng năm bằng tiền mặt ít nhất 20% tổng lợi nhuận sau thuế. Điều này đồng nghĩa với việc cổ đông có thể nhận được khoảng 1.500 đồng/cổ phiếu cho năm 2024. Nếu được thông qua, cổ đông Techcombank sẽ lần đầu nhận được cổ tức bằng tiền mặt sau nhiều năm chờ đợi.
Ngân hàng Quân đội (MB) cũng dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt song song với việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn. Tại Hội thảo nhà đầu tư mới đây, Chủ tịch Hội đồng quản trị MB Lưu Trung Thái cho biết, dự kiến sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2024 nhưng tỷ lệ bao nhiêu thì chưa chốt.
VIB cũng đã công bố loạt tài liệu cho Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, theo đó đại hội sẽ được tổ chức vào ngày 2/4. Đại hội năm nay dự kiến sẽ nghe các báo cáo, thảo luận thông qua báo cáo và đề xuất của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát. Theo đề xuất của Hội đồng quản trị, VIB sẽ chia cổ tức với tỷ lệ 29,5% trên vốn điều lệ. Trong đó, mức chia cổ tức bằng tiền mặt tối đa là 12,5%, chia cổ tức bằng cổ phiếu là 17%.
VIB sẽ chia cổ tức theo hai đợt, lần thứ nhất tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 6% và lần thứ hai là chi trả cổ tức bằng tiền theo tỷ lệ 6,5%. Tổng cộng số tiền sử dụng để chi trả cổ tức là 3.171 tỷ đồng. Việc tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt lần 1 đã được ĐHĐCĐ VIB phê duyệt vào cuối năm 2023 và đã chi trả vào ngày 21/2/2024. Hiện vẫn chưa có đề xuất về thời điểm cụ thể chi trả cổ tức lần 2. Sau khi trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền, lợi nhuận còn lại của VIB là hơn 4.483 tỷ đồng.
Ngoài việc chia cổ tức bằng tiền mặt, Hội đồng quản trị VIB cũng đề xuất phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và cán bộ, nhân viên Ngân hàng. Trong đó, ngân hàng sẽ phát hành 431,3 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ 17%, giúp vốn điều lệ của ngân hàng tăng thêm 4.312,6 tỷ đồng. Ngoài ra, VIB cũng phát hành 11,1 triệu cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên tương ứng tỷ lệ 0,44%, giúp vốn điều lệ tăng thêm 110,6 tỷ đồng, nâng vốn từ 25.368 tỷ đồng lên 29.791 tỷ đồng.
HDBank và VPBank là những nhà băng tích cực chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông các năm vừa qua. Trong đó VPBank cho biết, Ngân hàng sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt trong 5 năm liên tiếp và đủ để được phép chia cổ tức 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm cho cổ đông.
Trong khi đó, LPBank và Nam A Bank lại muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn năm nay. Tại LPBank, sau khi tăng vốn điều lệ thêm gần 8.300 tỷ đồng trong năm 2023, ngân hàng này dự kiến tiếp tục trình cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2023 và phát hành cổ phiếu năm 2024 để tăng vốn điều lệ từ 20.576 tỷ lên hơn 25.576 tỷ đồng.
Nam A Bank cũng dự định phát hành thêm 264,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương ứng tỷ lệ 25%, từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối năm 2023 và lợi nhuận chưa phân phối từ các năm trước. Vốn điều lệ sẽ tăng thêm 2.654 tỷ đồng sau phát hành. Đồng thời, Nam A Bank còn có kế hoạch phát hành 50 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thêm 500 tỷ đồng. Như vậy trong năm 2024, Nam A Bank sẽ tăng vốn điều lệ thêm hơn 3.145 tỷ đồng, lên mức 13.725 tỷ đồng.
Đáng chú ý tại Sacombank, đây là ngân hàng đặc biệt nhiều năm liền không chia cổ tức. Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt qua các năm, tuy nhiên lần gần nhất ngân hàng này chia cổ tức đã là từ năm 2015.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, cổ đông Sacombank từng chất vấn lãnh đạo Sacombank vì sao lợi nhuận cao, giá cổ phiếu tăng nhưng nhiều năm liền không chia cổ tức.
Trả lời chất vấn của cổ đông, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Sacombank cho biết, ngân hàng đang trong diện tái cơ cấu. Sacombank đã cơ bản xử lý xong nợ xấu, còn điều kiện duy nhất là đấu giá cổ phần của ông Trầm Bê và bên liên quan. Trong năm 2023, Sacombank sẽ giải quyết xong vấn đề đấu giá số cổ phiếu trên. Khi hoàn thành tái cơ cấu, mới có thể tiến hành chia cổ tức cho cổ đông.
Chủ tịch Sacombank cũng nhấn mạnh 2023 là năm cuối cùng trong quá trình tái cơ cấu và sang năm 2024 sẽ dùng 100% lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức.
Như vậy, tại Đại hội đồng cổ đông sắp tới, cổ đông Sacombank có thể sẽ nhận được câu trả lời cụ thể cho vấn đề này, cổ đông của ngân hàng này vẫn hi vọng được nhận cổ tức trong năm nay.
BIDV bổ nhiệm thành viên Ban điều hành là người nước ngoài Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) vừa công bố quyết định bổ nhiệm thành viên Ban điều hành ... |
MSB bất ngờ lùi lịch họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB, HOSE: MSB) vừa có thông báo về việc thay đổi thời gian ... |
Thu Thảo