VIC dẫn đầu nhóm tác động tích cực kéo VN-Index tăng hơn 3 điểm Cổ phiếu ngân hàng đầu tàu kéo VN-Index tăng gần 15 điểm |
Trong phiên giao dịch hôm nay, nhóm cổ phiếu diễn biến tích cực là nhóm nông nghiệp. HAG, HNG, BAF đồng loạt tăng trần, DBC cũng tăng mạnh hơn 6%. Kể từ giữa tháng 4/2024 đến nay, các cổ phiếu chăn nuôi đều ghi nhận vào đà tăng tốt: DBC tăng 27%, BAF tăng 22%, HAG tăng 27%. Nhóm cổ phiếu này đang được hưởng lợi từ giá thịt heo tăng.
Cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần, VN-Index giữ được sắc xanh |
Ở các nhóm trụ cột, nhóm chứng khoán có đóng góp lớn nhất cho việc giữ thế cân bằng cho thị trường. Trong đó, VND tăng mạnh hơn 4% lên mức giá 21.900 đồng/cp, sau khi VNDirect được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận phương án phát hành tăng vốn. SSI, SHS, VCI, VIX, HCM tăng trên dưới 1%. Ở top vốn hóa nhỏ, cổ phiếu thuộc “nhóm APEC” là APS tăng trần, HAC cũng tăng hơn 4%, MBS tăng 6%, VDS tăng hơn 3%, AGR tăng hơn 2%...
Với mức tăng trên, MBS tiếp tục chinh phục đỉnh mới tại vùng giá 31.800 đồng/cp, tăng 28% so với giữa tháng 4/2024 và tăng hơn gấp đôi trong 1 năm qua. Chứng khoán MB đang chuẩn bị phát hành hơn 109 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chỉ 10.000 đồng/cp.
Nhóm xây dựng và bất động sản cũng diễn biến khá tích cực. Một số mã tăng trần như HDG, NHA, IDJ, API, CIG. Một số mã khác tăng giá đáng kể như HDC +4,8%, CTD +4%, DIG +1,9%, VRE +2%, CII +2%, NTL +2,1%, VHM +1,5%, TCH +1,9%... NVL, KBC, CEO, KDH, VIC, PDR, DXG… tăng dưới 1%. Chiều giảm có REE, AGG, VPI, HUT, FCN, SJC, HTN, QCG… tuy nhiên mức giảm không đáng kể.
Nhóm ngân hàng là điểm trừ khi số mã giảm nhiều hơn mã tăng. VCB, BID, CTG, EIB, MBB, MSB, SSB, TCB giảm dưới 1%. VBB giảm mạnh nhất -3,4%, kế đến là VAB -2%. Chiều tăng có HDB, LPB, NAB, NVB, PGB, SGB, SHB, STB, TPB. Trong đó, LPB vẫn cho hiệu suất vượt trội với mức tăng 5,5% lên vùng đỉnh mới 23.200 đồng/cp.
Toàn sàn có 234 mã tăng giá, 176 mã giảm giá và 96 mã đứng giá tham chiếu, nhiều mã cổ phiếu ngành chăn nuôi tăng trần |
Cổ phiếu ngành hoá chất cũng bay cao dưới sự dẫn dắt của ông lớn GVR khi dẫn thứ 2 đà tăng của thị trường và đóng góp gần 0,8 điểm. Các mã khác trong ngành cũng kết phiên trong sắc xanh như AAA, DCM, APB, DPM, DDV, DGC, DRI.
Khối ngoại giao dịch khoảng 3.700 tỷ đồng và trở lại bán ròng gần 800 tỷ đồng trên sàn HoSE, tâm điểm vẫn là VHM (148 tỷ đồng). Danh sách bán ròng còn có VNM 73 tỷ đồng, FPT 66 tỷ đồng, MWG 58 tỷ đồng, CMG 56 tỷ đồng, VRE 46 tỷ đồng, VPB 45 tỷ đồng, KBC 41 tỷ đồng; CTG, BID, HDB, DGC, GAS, VJC, PLX trên 30 tỷ đồng…
Chiều mua ròng không có mã nào đột biến. DBC được mua mạnh nhất với giá trị 48 tỷ đồng, kế đến là chứng chỉ quỹ FUEVFVND 45 tỷ đồng, HAG 42 tỷ đồng, NLG 39 tỷ đồng, DGW 38 tỷ đồng, MSN 37 tỷ đồng, NVL 33 tỷ đồng, HSG 29 tỷ đồng, STB 25 tỷ đồng, HAX 20 tỷ đồng…
Toàn sàn có 234 mã tăng giá, 176 mã giảm giá và 96 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản duy trì ở mức cao với tổng giá trị khớp lệnh đạt hơn 24.000 tỷ đồng.