Trong phiên giao dịch ngày 21/5, cổ phiếu ABB đã gây chú ý khi giá trị cổ phiếu tăng tới 12,35%, đóng cửa ở mức 9.100 đồng/cp, có thời điểm tăng kịch trần lên mức 9.300 đồng/cp. Cùng đà bứt phá, khối lượng giao dịch cũng tăng đột biến với hơn 68,7 triệu đơn vị được khớp lệnh trong phiên này, tương ứng tổng giá trị giao dịch trong phiên lên tới hơn 620 tỷ đồng.
Chỉ trong 2 phiên giao dịch liên tiếp, tổng cộng gần 169,3 triệu cổ phiếu ABB được sang tay giữa các nhà đầu tư, tương đương 16,36% vốn điều lệ ABBank. |
Sau đó 1 ngày, trong phiên giao dịch ngày 22/5 đã đánh dấu phiên khối ngoại bán ròng mạnh nhất từ cuối tháng 3 đến nay, giá trị lên tới 1.600 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu ABB có giá trị bán ròng tăng đột biến, lên tới hơn 880 tỷ đồng.
Cụ thể, khối ngoại đã bán ra gần 85 triệu cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận. Con số trên tương đương gần 8,2% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của ABBank.
Theo tìm hiểu, bên bán ra là Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). Sau khi hoàn thành giao dịch, ABBank chỉ còn cổ đông lớn nước ngoài là Maybank - ngân hàng lớn nhất Malaysia với tỷ lệ sở hữu là 16,4%.
Cùng với giao dịch của khối ngoại, ABBank tiếp tục ghi nhận thanh khoản giao dịch khớp lệnh đột biến khi có gần 15,8 triệu cổ phiếu được trao tay. Tính chung, có tới gần 100,6 triệu cổ phiếu ABB được giao dịch trong phiên 22/5, tương đương 9,7% tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Kết phiên 22/5, thị giá cổ phiếu ABB giảm về mức 8.500 đồng/cp, đồng nghĩa mức giá thỏa thuận mà khối ngoại vừa giao dịch trong phiên cao hơn 22% thị giá cổ phiếu này.
Như vậy, chỉ trong 2 phiên giao dịch liên tiếp, tổng cộng gần 169,3 triệu cổ phiếu ABB được sang tay giữa các nhà đầu tư, tương đương 16,36% vốn điều lệ ABBank.
Về kết quả kinh doanh, quý I/2024, phần lớn các mảng kinh doanh của ngân hàng này đều ghi nhận sụt giảm tương đối mạnh. Trong đó, nguồn thu chính của ngân hàng là thu nhập lãi thuần giảm 16,4%, mang về cho ngân hàng hơn 660 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lãi thuần từ dịch vụ và kinh doanh ngoại hối lần lượt lao dốc 22% và 50%, tương ứng xuống còn 104 tỷ đồng và 117 tỷ đồng. Hoạt động chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận lỗ tới 45,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ hoạt động này mang về cho ABBank gần 91 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại. hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và hoạt động kinh doanh khác là hai mảng ghi nhận tăng trưởng dương, lần lượt ghi nhận mức tăng 85% và hơn 340%, mang về tương ứng 4,1 tỷ đồng và 36,7 tỷ đồng.
Theo đó, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng ghi nhận sụt giảm tới gần 31%, xuống còn 878 tỷ đồng. Mặc dù tổng chi phí hoạt động của ngân hàng đã được tiết giảm 5,6% so với cùng kỳ, xuống còn 508 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ABBank vẫn ghi nhận giảm gần 50% so với cùng kỳ, xuống còn 369 tỷ đồng.
Trong kỳ, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tăng hơn 51% so với cùng kỳ, theo đó kéo lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm gần 69% so với cùng kỳ, xuống còn 192 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 31/3/2024, tổng tài sản của ABBank giảm hơn 17.300 tỷ đồng, tương đương mức giảm 10,7% so với thời điểm cuối năm 2023. Trong đó, cho vay khách hàng giảm 19,3% so với cuối năm trước đạt 79.133 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng giảm 16,5%.
Về chất lượng nợ vay, số dư nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) của ngân hàng tăng từ 2.857 tỷ đồng từ cuối năm 2023 lên 3.102 tỷ đồng, theo đó đưa tỷ lệ nợ xấu tính tới cuối quý I/2024 lên 3,92% (từ mức 2,91% cuối năm 2023). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng hiện chỉ ở mức 40,3%.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, ngân hàng dự kiến tổng tài sản đến cuối năm 2024 ở mức 170.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2023. Huy động từ khách hàng tăng 13,3% lên 113.349 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng 13,5% lên 116.272 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức dưới 3%.
Đồng thời, ngân hàng lên kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 1.000 tỷ đồng lãi trước thuế. Như vậy, nếu so với kế hoạch đề ra, ABBank mới thực hiện được 19% mục tiêu lợi nhuận sau quý I/2024, ngoài ra tỷ lệ nợ xấu cũng đã vượt xa mức dự kiến của ngân hàng này.
Cổ phiếu POM sắp giao dịch trên UPCoM, 'ông lớn' ngành thép một thời vừa lỗ 8 quý liên tiếp Cổ phiếu POM của Thép Pomina quay trở lại sàn chứng khoán khi chưa xuất hiện bất kỳ điểm sáng kinh doanh nào. |
3 nhà băng chốt lịch chia cổ tức trong tuần: VPBank giao dịch tăng đột biến, MBB và TCB im lìm Techcombank, VPBank và MB là 3 cái tên công bố ngày chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt trong ... |
Vân Anh