Kỳ vọng cổ phiếu vua sớm trở lại vị thế |
Thị trường tiếp tục giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần với thanh khoản cũng có sự suy giảm. Rõ ràng là nhà đầu tư đang dần chán nản với diễn biến thị trường ở thời điểm hiện tại khiến cho dòng tiền không đổ vào thị trường.
Đóng cửa, VN-Index lùi tiếp xuống kết phiên tại 1,024.77, giảm gần 13 điểm so với phiên ngày thứ 5. Thị trường điều chỉnh khiến cho gần như toàn bộ các nhóm ngành chính đều có sự suy giảm.
23/27 mã ngân hàng giảm giá phiên cuối tuần |
Tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, ghi nhận giao dịch giao dịch dưới mốc tham chiếu ngay từ đầu phiên và là nhân tố gia tăng sức ép lên thị trường. Toàn ngành chỉ còn 3 cổ phiếu xanh nhẹ gồm VBB, BAB và VAB; 1 mã đứng giá; số khác đều giảm mạnh.
Trong đó, cổ phiếu PGB giảm mạnh nhất toàn ngành, tương đương tỷ lệ 4,3% xuống 41.700 đồng/cp. Trước đó, nhờ thông tin Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chốt giá bán 120 triệu cổ phiếu, mã này đã có 2 phiên tăng mạnh cùng khối lượng vượt trội.
Theo sau đó, "ông lớn" quốc doanh VCB giảm 2,5% xuống 90.900 đồng/cp, qua đó trở thành mã tác động mạnh nhất đến VN-Index. Trong khi đó, hai cổ phiếu quốc doanh khác là BID giảm 1,1% và CTG dừng tại mốc tham chiếu.
Hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn khác cũng mất điểm như: STB (-2,3%), ACB (-2,2%), MSB (-2%), VPB (-1,7%), TPB (-1,7%), VIB (-1,7%)…
Về thanh khoản, áp lực bán không quá mạnh nhưng lan rộng ra hầu hết các cổ phiếu ngân hàng, điều này thể hiện qua giá trị khớp lệnh toàn ngành đạt 1.160 tỷ đồng.
Các nhóm nhà đầu tư giao dịch tương đối dè dặt, điển hình như khối ngoại chỉ bán ròng khoảng 19 tỷ đồng, tự doanh mua ròng khoảng 10 tỷ đồng.
Biến động cổ phiếu ngân hàng phiên 3/3 |
Về diễn biến khối ngoại, ông Phạm Lưu Hưng cho biết niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng dài hạn thị trường Việt Nam là có, tuy nhiên trong ngắn hạn với nhiều biến động trong thời gian qua cũng khiến nhà đầu tư nước ngoài phải lo lắng cho các khoản đầu tư của họ.
Giải thích rõ hơn điều này, ông Hưng cho biết Việt Nam chưa phải thị trường mới nổi (emering market) do đó ở thị trường này tỷ trọng (weight) Việt Nam bằng 0, những quỹ lớn dù đầu tư bất cứ số tiền nào vào thị trường Việt Nam theo kiểu bên ngoài chỉ số (off-benchmark) lập tức sẽ thành tỷ trọng cao (over weight), do đó việc đầu tư tỷ trọng cao vào một quốc gia có bối cảnh thị trường giá xuống là điều khiến các nhà đầu tư nước ngoài không mấy vui vẻ trong ngắn hạn.
Tuy nhiên vì niềm tin vào triển vọng dài hạn, ông Hưng cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển các khoản đầu tư sang một quỹ riêng của Việt Nam như Vietnam Dedicated Fund, khi đó họ không cần lo lắng về câu chuyện giá giảm và sẽ nhìn vào các triển vọng dài hơn.
Ngoài ra, Kinh tế trưởng SSI nhận định áp lực thanh khoản ở hiện tại không quá cao ngoại trừ áp lực liên quan thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thị trường đang kỳ vọng vào các nhà đầu tư Đài Loan như Fubon, tuy nhiên về trung hạn ông kỳ vọng nhiều hơn vào các nhà đầu tư đến từ Mỹ.
"Cần lưu ý rằng không phải cứ nới room là nhà đầu tư nước ngoài sẽ mua thêm cổ phiếu, họ đã từng nới room lên nhưng cuối cùng lại bán, do đó nhà đầu tư cần theo dõi thêm", ông Phạm Lưu Hưng lưu ý.
Khối ngoại duy trì bán ròng phiên cuối tuần ảm đạm, tâm điểm gọi tên HPG Phiên giao dịch cuối cùng của tuần, khối ngoại giao dịch khá hạn chế và ghi nhận phiên mua vào trên sàn HOSE thấp nhất ... |
Chứng khoán Quốc gia hoàn tất "sang tay" gần 6 triệu cổ phiếu SAM Holdings Từ ngày 7/1/2022 đến ngày 3/3/2023, cổ phiếu SAM đã giảm 78,2% từ 26.710 đồng về 5.810 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình ... |
VNDirect gợi ý nhóm ngành sẽ hấp dẫn dòng tiền trong tháng 3/2023 VNDirect cho rằng, khi bức tranh kinh doanh dự báo nhiều gam màu tối, những ngành nghề có chuyển biến tích cực về kết quả ... |
Hồng Giang