Cụ thể, ngày 31/8, HoSE quyết định đưa cổ phiếu PVD của PV Drilling vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin). Lý do được HoSE đưa ra do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm là số âm. Được biết, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ trong 6 tháng đầu năm ghi nhận âm 115,8 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 97,6 tỷ đồng.
Cổ phiếu PVD bị cắt margin do lợi nhuận âm trong 6 tháng đầu năm 2022. Hình minh họa |
Trong một diễn biến khác, ngày 5/9 tới, PV Drilling sẽ thực hiện niêm yết bổ sung 50,5 triệu cổ phiếu. Đây là số cổ phiếu vừa được phát hành để trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 10% (chuyển giao ngày 30/9). Trước đó vào tháng 4, doanh nghiệp này cũng đã phát hành thêm 84,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho năm 2019 và 2020 với tỷ lệ 20%.
Ghi nhận tại báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 ngày 16/8/2022, PV Drilling có tổng cộng gần 47.000 cổ đông nắm giữ hơn 505 triệu cổ phiếu.
PV Drilling là một trong những doanh nghiệp lớn thuộc nhóm dầu khí trên thị trường chứng khoán. Với lượng cổ đông lớn như trên, thanh khoản trung bình của cổ phiếu PVD luôn duy trì trên mức 10 triệu đơn vị/phiên.
Sau nhịp tăng mạnh từ vùng giá 13.x đồng hồi đầu tháng 7, cổ phiếu PVD đã hồi phục gần 50% lên mức 21.600 đồng (phiên 30/8). Kết phiên 31/8, mã bất ngờ giảm mạnh gần 4,2% về mức 20.700 đồng/cp, thanh khoản đạt gần 14 triệu đơn vị.
Diễn biến giá cổ phiếu PVD thời gian gần đây (Nguồn: TradingView) |
Trong báo cáo cập nhật mới đây, Công ty Chứng khoán SSI - SSI Research lặp lại khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu PVD với giá mục tiêu 23.800 đồng/cp.
Theo SSI, Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 không đạt như kỳ vọng. Thay vào đó, PV Drilling, công bố lỗ 149 tỷ đồng, do giá thuê ngày và hiệu suất hoạt động của giàn khoan JU (giàn khoan tự nâng) thấp hơn dự kiến. Tuy nhiên, SSI vẫn kỳ vọng sẽ có sự cải thiện tích cực so với tình hình năm 2021 và xu hướng cải thiện này sẽ tiếp tục duy trì trong nửa cuối năm 2022.
Thị trường khoan dầu trong khu vực đang ấm lên nhanh chóng kể từ lần báo cáo gần nhất của SSI. Nhu cầu lớn từ Saudi Aramco đã giúp hiệu suất sử dụng và giá thuê ngày của giàn khoan trong khu vực tăng lên, đặc biệt là khi SSI xem xét các hợp đồng dự kiến bắt đầu vào năm 2023.
Kết hợp phương pháp định giá DCF và hệ số P/B, cùng với việc hạ dự báo KQKD năm 2022 và mốc thời gian triển khai Lô B được đẩy lùi sang năm 2024, SSI điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm (từ 29.500 đồng/cổ phiếu) xuống 23.800 đồng/cổ phiếu. SSI lặp lại khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu PVD. Cổ phiếu đang giao dịch ở mức P/B năm 2023 là 0,9 lần và P/E dự phóng năm 2023 là 21 lần.
Trong ngắn hạn, SSI cho rằng giá cổ phiếu có thể được hưởng lợi từ tâm lý tích cực của thị trường với sự phục hồi của giá dầu Brent từ mức đáy hình thành gần đây, do giá cổ phiếu PVD thường có mối tương quan chặt chẽ với giá dầu trong ngắn hạn. Kỳ vọng lợi nhuận khả quan từ nửa cuối năm 2022 và giá thuê ngày cao hơn là những yếu tố hỗ trợ tích cực khác cho giá cổ phiếu.
Còn theo Chứng khoán VNDirect (Mã VND), công ty chứng khoán này nêu khuyến nghị khả quan cổ phiếu PVD với giá mục tiêu 25.300 đồng.
VNDirect kỳ vọng năm 2022, giá thuê trung bình giàn JU sẽ đạt 61.000 USD - tăng 17% so với cùng kỳ qua đó kỳ vọng lợi nhuận ròng năm 2022 của PVD đạt 96 tỷ đồng - tăng 388%.
Trong nhịp tăng vừa qua, VNDirect nhận thấy các yếu tố thúc đẩy giá cổ phiếu này đến từ thị trường khoan Đông Nam Á đang phục hồi mạnh mẽ và những chuyển biến mới tại dự án Lô B – Ô Môn.
Dù vậy, VNDirect cũng lưu ý rủi ro giảm giá bao gồm chi phí hoạt động cao hơn dự kiến và hiệu suất sử dụng/giá thuê ngày thấp hơn dự kiến.
Xét về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2022, PV Drilling ghi nhận doanh thu đạt 2.659,8 tỷ đồng, tăng 60,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 148,63 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 68,95 tỷ đồng. So với kết quả đã công bố trước đó, sau soát xét số lỗ giảm đi gần 800 triệu đồng.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 66% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 77,4 tỷ đồng lên 194,7 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 31,7%, tương ứng giảm 25,79 tỷ đồng về 55,57 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 56,8%, tương ứng tăng thêm 48,53 tỷ đồng lên 133,94 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 1,5%, tương ứng tăng thêm 3,18 tỷ đồng lên 220,73 tỷ đồng; lợi nhuận khác ghi nhận lỗ 28,51 tỷ đồng, giảm 28,01 tỷ đồng (cùng kỳ âm 0,5 tỷ đồng); và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Công ty có thuyết minh doanh thu tài chính giảm chủ yếu do lãi tiền gửi giảm 32,77 tỷ đồng về 34,98 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng chủ yếu do lỗ tỷ giá tăng thêm 60,56 tỷ đồng lên 67,39 tỷ đồng…
Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% và ghi nhận lỗ trong 6 tháng đầu năm dẫn tới lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối giảm từ 1.922,9 tỷ đồng về còn 953,5 tỷ đồng.
Được biết, trong năm 2022, PV Drilling đặt kế hoạch doanh thu 4.700 tỷ đồng và không đưa kế hoạch lợi nhuận. Thêm nữa, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính ghi nhận âm 359,2 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 503,9 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 518,6 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 123,7 tỷ đồng.
Được biết, trước đó trong năm 2021, PV Drilling cũng đã ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 376,4 tỷ đồng.
Vừa tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt, Gilimex (GIL) tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu Công ty CP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, HOSE – Mã: GIL) tiếp tục thông báo chia cổ tức bằng ... |
Cổ phiếu ngân hàng “ảm đạm” trước kỳ nghỉ lễ, thanh khoản toàn ngành giảm mạnh 30% Phiên giao dịch cuối tháng 8/2022 ghi nhận diễn biến phân hóa tại nhóm cổ phiếu ngân hàng với nhiều mã giảm giá mạnh và ... |
8 lãnh đạo cấp cao ngân hàng Á Châu (ACB) nhận thưởng hàng trăm nghìn cổ phiếu Tổng số cổ phiếu thưởng theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) mà 8 lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Á Châu ... |
Khánh Vân