Các chuyên gia đấu thầu, giới quan sát cũng như các DN cùng ngành dành sự quan tâm không nhỏ cho cuộc chiến “cân não” này.
Alphanam E&C và Sao Việt Linh "hạ gục" các đối thủ như thế nào?
Dữ liệu của kinhtechungkhoan.vn cho thấy, trong lịch sử hoạt động đấu thầu của các chủ đầu tư (CĐT) thuộc ngành điện rất hiếm khi một cuộc thầu quy tụ nhiều ông lớn tên tuổi trong lĩnh vực xây lắp như GT PB.G09: Xây lắp đường dây và TBA 220kV. Thông thường, các GT chỉ có từ 3 đến 5 đơn vị dự thầu. Sự kiện “có một không hai” này tạo nên cuộc cạnh tranh gắt gao khi đơn vị nào cũng bộc lộ tham vọng trở thành người thắng cuộc, qua đó làm chủ GT gần 190 tỷ đồng.
Gói thầu PB.G09: Xây lắp đường dây và TBA 220kV được Bên mời thầu (BMT) là Ban quản lý DA Xây dựng Điện miền Bắc thuộc EVNNPC thông báo mời thầu vào ngày 21/7/2024, đóng thầu vào ngày 10/8/2024. Trong thời gian đó, BMT đã ghi nhận 8 đơn vị nộp hồ sơ dự thầu (HSDT), với tổng số 15 NT, cụ thể:
Liên danh Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Sao Việt Linh – Công ty CP Alphanam E&C (Tạm gọi là Liên danh 1).
Liên Công ty Cổ phần Cơ điện Minh Quang – Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thái Bình Dương (Tạm gọi là Liên danh 2).
Liên danh Công ty Cổ phần PC1 Hà Nôi - Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 (Tạm gọi là Liên danh 3).
Liên danh Công ty TNHH MTV xây lắp điện 4 – Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao Vàng (Tạm gọi là Liên danh 4).
Liên danh Công ty CP Mai Hoàng Gia – Công TNHH Phương Hạnh (Tạm gọi là Liên danh 5).
Liên danh Công ty CP Xây lắp Điện HN - Công ty cổ phần đầu tư xây lắp và thương mại Tân Việt – Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn (Tạm gọi là Liên danh 6).
Ngoài ra là 2 DN dự thầu với tư cách độc lập là Công ty TNHH Công nghệ Việt và Công ty CP Ứng dụng & Phát triển Công nghệ Thông tin.
GT có trị gần 190 tỷ có 8 đơn vị dự thầu. Ảnh minh họa |
Được biết đây đều là những ông lớn trong lĩnh vực thi công xây lắp công trình điện. Cuộc đấu “cân não” này còn nóng bỏng và hấp dẫn hơn khi 6 liên danh kể trên đều rất hùng mạnh khi quy tụ những NT danh tiếng như Công ty Alphanam E&C, Công ty CP PC1 Hà Nội, Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 4…
Được biết, GT trên thuộc danh mục Chi đầu tư phát triển của EVNNPC có dự toán 188.072.784.184 đồng. BMT/CĐT lựa chọn phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. GT có thời gian thực hiện 180 ngày và địa điểm thi công là tỉnh Thái Nguyên.
Mở rộng tìm hiểu, nguồn dữ liệu mà kinhtechungkhoan.vn nắm được cho thấy, dự án Trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây 220kV Phú Bình 2 rẽ Thái Nguyên - Bắc Giang được phê duyệt bởi Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) số 585/QĐ-EVNNPC ngày 7/5/2024 của EVNNPC.
Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư trên 469 tỷ đồng đồng, bao gồm 10 GT, trong đó, có các GT giá trị lớn như:
PB.G06: Cung cấp, vận chuyển và lắp đặt MBA 220kV (47.288.276.262 đồng); PB.G07: Cung cấp, vận chuyển và lắp đặt VTTB TBA 220kV phần nhất thứ (81.242.579.533 đồng); PB.G08: Cung cấp, vận chuyển và lắp đặt VTTB TBA 220kV phần thứ hai và hệ thống điều khiển máy tính (88.478.494.756 đồng) và gói PB.G09 như đã nêu.
Được biết, các GT số 07 và 08 đã chấm thầu xong và khác với GT số 09 khi số đơn vị dự thầu của 2 gói này lần lượt chỉ là 3 và 4. Điều này càng cho thấy màn “so găng” khốc liệt giữa các NT của gói số 09.
Vì là GT giá trị lớn với hàng trăm trang tài liệu trong HSMT nên “cuộc đấu” nóng bỏng ngay từ những phút đầu khi các NT liên tục đề nghị BMT/CĐT làm rõ HSMT. Đơn cử một ví dụ:
Theo điểm a, khoản 1, Điều 74 trong Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định: Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng mục sau:
a). Hạng 1: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp 1 hoặc hoặc 02 công trình từ cấp II cùng lĩnh vực trở lên.
Với nội dung này, NT đề nghị BMT/CĐT làm rõ ở trường hợp này tiêu chuẩn đánh giá về năng lực nhân sự chủ chốt của GT này thì chỉ huy trưởng công trình có cần phải có đồng thời: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I còn hiệu lực và có xác nhận của của CĐT về việc đã làm chủ huy trưởng 02 công trình xây lắp tương tự không?
Được biết, trước yêu cầu làm rõ này, BMT/CĐT giải đáp: NT phải có chứng chỉ giám sát thi công xây dựng hạng I còn hiệu lực và có xác nhận của CĐT về việc đã làm chủ chỉ huy trưởng 02 công trình xây lắp tương tự.
Như vậy, đề đáp ứng tính hợp lệ của HSDT, NT phải bắt buộc đáp ứng đồng thời 2 yêu cầu trên.
Quyết định phê duyệt KQLCNT của EVNNPC |
Sau khi các đề nghị làm rõ HSMT hoàn tất, các đơn vị dự thầu mới thực sự bước vào cuộc đua khốc liệt về giá chào thầu.
Tim hiểu cho thấy, chi tiết giá bỏ thầu của các đơn vị dự thầu như sau:
Liên danh 2: 178.475.66 8.011 đồng. Liên danh 3: 184.701.46 6.172 đồng. Liên danh 4: 176.015.61 6.567 đồng. Liên danh 5: 170.752.629.184 đồng. Liên danh 6: 174.338.88 1.881 đồng. Công ty TNHH Công nghệ Việt: 184.861.49 4.555,7 đồng.
Riêng Công ty CP Ứng dụng và Phát triển Công nghệ Thông tin không hiểu vì lý do gì mà bỏ mức giá lên tới đến 219.436.95 9.070 đồng, cao hơn giá dự toán trên 20 tỷ đồng.
Cuối cùng là liên danh 1 bỏ giá 165.000.0 00.000 đồng và thắng thầu.
Alphanam E&C trúng thầu sát giá tại EVN ra sao?
Giới quan sát nhìn nhận trong bối cảnh thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn, giá nguyên vật liệu ở mức cao thì việc liên danh Sao Việt Linh - Alphanam bỏ giá có mức chênh lệch trên 20 tỷ đồng là hành động “nghiến răng”. Có lẽ hiệu ứng cạnh tranh mạnh mẽ đã giúp gói thầu này giảm giá sâu như vậy.
Đối với Công ty CP Alphanam (Công ty Alphanam) đây là lần hiếm hoi bỏ thầu giảm giá sâu. Bởi theo tìm hiểu của kinhtechungkhoan.vn thì từ cuối năm 2021 đến tháng 8/2024, DN này trong cả vai trò liên danh và độc lập đã trúng hàng chục gói thầu ở các CĐT là các DN thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng, trong đó có không ít gói thầu trúng sát giá. Đơn cử:
Tháng 11/2021, liên danh Công ty CP Alphanam E&C và Công ty CP Đầu tư Xây lắp điện Hải Phòng trúng GT số 7: Xây lắp đường dây đấu nối (bao gồm tổ chức thực hiện công tác bồi thường GPMB), thuộc dự án: Trạm biến áp 500 kV Vân Phong và đấu nối với giá 116.000.000.000 đồng. Được biết GT có dự toán 116.095.000.000 đồng. Một GT có giá trị trên 116 tỷ đồng, nhưng kinh phí đầu tư chỉ giảm giá được khoảng 90 triệu đồng. Quyết định phê duyệt số 1468/QĐ-EVNNPT.
Tương tự, tháng 9/2023, khi liên danh với Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 1 và Công ty Hoàng Mai, Alphanam E&C cũng trúng thầu sát giá ở gói số 06: Xây lắp trạm biến áp (không bao gồm lắp đặt MBA 500 kV), thuộc dự án: Trạm biến áp 500kV Bình Dương 1.
Được biết, GT có dự toán 191.329.420.000 đồng. Giá trúng thầu: 190.493.078.958 đồng. QĐ phê duyệt: 1341/QĐ-EVNNPT.
Trúng nhiều gói thầu sát giá, Alphanam lọt vào Top 10 NT cơ điện năm 2024 |
Thậm chí Alphanam E&C còn trúng GT có hình thức đấu thầu rộng rãi mà như chi định thầu, cụ thể l gói 9: Tháo dỡ, đóng gói MBA 220kV-125MVA hiện hữu và lắp đặt MBA 220kV-250MVA, thuộc dự án Nâng công suất trạm biến áp 220kV Dung Quất.
Theo đó, dự toán GT là 1.381.000.000 đồng. Giá trúng vẫn 1.381.000.000 đồng. Quyết định phê duyệt: 2340/QĐ-EVNNPT. Đây là GT mà Alphanam liên danh với Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Việt Trung. GT này được LCNT vào tháng 7/2022.
Cả 3 GT trên, BMT đều là Ban QLDA các công trình Điện miền Trung. CĐT là Tổng công ty Truyền tải Điện quốc gia (EVNNPT).
Vay và nợ thuê tài chính trên 1.200 tỷ đồng
Công ty Alphanam E&C có địa chỉ tại tầng 3, số 108 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN. DN này ra đời vào năm 2006, thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 7 vào ngày 3/3/2022 với vốn điều lệ 252 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật là bà Trương Thị Thu Hiền, Tổng giám đốc.
Theo tìm hiểu, 6 tháng đầu năm 2024, Alphanam E&C có mức tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ. Theo đó, doanh thu của Công ty đạt trên 1.555 tỷ đồng, tăng 86% so với thời điểm 30/6/2023. Có doanh thu lớn, song giá vốn bán hàng lên đến 1.483 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp của Alphanam E&C chỉ đạt 71,4 tỷ đồng, cao hơn so với cùng kỳ 33%.
Dù có doanh thu và lợi nhuận gộp tăng cao nhưng chi phí tài chính hết 50,7 tỷ đồng, đặc biệt là chi phí lãi vay phình to (46,8 tỷ đồng), của kỳ trước chỉ là 30,3 tỷ đồng, nên doanh thu thuần của Alphanam E&C tăng không đáng kể.
Báo cáo tài chính bán giữa niên độ đã soát xét của Alphanam E&C cho thấy, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 7,8 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ khoảng 200 triệu đồng.
Tính đến ngày 30/6/2024, Alphanam E&C có tổng số vốn trên 2.625 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2024, DN này không ghi nhận có nợ dài hạn phải trả, tuy nhiên nợ ngắn hạn của Công ty lên đến 1.830 tỷ đồng. Con số này bằng 69% nguồn vốn và cao hơn 130% so với vốn chủ sở hữu. Được biết, vốn chủ sở hữu của Alphanam E&C đến ngày 30/6/2023 là trên 794 tỷ đồng.
Alphanam E&C có vay và nợ thuê tài chính lên đến trên 1.200 tỷ đồng |
Trong cơ cấu nợ ngắn hạn phải trả của Alphanam E&C thì vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn lên đến 1.248 tỷ đồng. Khoản phải trả cho người bán ngắn hạn cũng chiếm tới 522 tỷ đồng. Như vậy, chỉ tính riêng 2 chỉ số quan trọng này đã chiếm tới 96% trong tỷ lệ nợ ngắn phải trả.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, hàng tồn kho của Alphanam E&C chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tổng tài sản với 767,5 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6/2024, Công ty phải trả trước cho người bán ngắn hạn 205 tỷ đồng, tuy nhiên, khoản thu ngắn hạn của khách hàng lên đến 927 tỷ đồng. Trong đó thu từ Ban QLDA các công trình Điện miền Nam, thuộc EVNNPT trên 7 tỷ đồng. Thời điểm 1/1/2024 là trên 12 tỷ đồng. Cũng thời điểm đầu năm 2023, thu từ Ban QLDA các công trình Điện miền Trung thuộc EVNNPT trên 39 tỷ đồng.
Được biết, kết thúc năm 2023, Alphanam E&C có doanh thu trên 2.215 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế lad 21,9 tỷ đồng.
Liên quan đến tình hình tài chính của Alphanam E&C, giữa tháng 8/2024, Nghị quyết của HĐQT Công ty thông qua tái cấp khoản vay 300 tỷ đồng tại Ngân hàng SHB Chi nhánh Ba Đình. Công ty thế chấp bằng nhiều loại tài sản.
Trên sàn chứng khoán HNX, Alphanam E&C giao dịch với mã chứng khoán AME. DN này có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 2/6/2010. Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết và đang giao dịch của Công ty là 65.200.000 cp. Những phiên giao dịch gần đây giá cổ phiếu quanh ở mức 5.000đ/cp, thanh khoản rất thấp.
BSC gọi tên hai cổ phiếu chăn nuôi có lợi thế cạnh tranh lớn Trong giai đoạn 2025-2030, BSC cho rằng tốc độ xây dựng trại nhanh của các doanh nghiệp và rủi ro tiến độ thực thi luật ... |
Cuộc Nam tiến "như mơ" của Công ty CP Xây lắp và thương mại công nghiệp Việt Nam Bất ngờ xuất hiện tại thị trường xây lắp và cung cấp vật tư của ngành điện phía Nam, Công ty CP Xây lắp và ... |
ABBANK xây dựng giải pháp chuyên biệt, miến phí, giảm lãi vay cho doanh nghiệp xây lắp Từ nay cho đến hết 31/12/2024, ABBANK triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt "X2 Lợi Ích - Vững Bước Thành Công" dành cho ... |
Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Tôi là Nhà đầu tư” lần thứ 2 Sáng ngày 18/07/2024, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải ... |
Cuộc “thay máu” lãnh đạo và cơ hội tái lập vị thế của Eximbank Theo danh sách cổ đông sở hữu từ 1% tại Eximbank mới cập nhật, có thể thấy bóng dáng cổ đông lớn ở ngân hàng ... |
"Nội soi" năng lực ông lớn muốn tham gia dự án gần 60.000 tỷ tại Thanh Hóa, cạnh tranh cùng hàng loạt nhà đầu tư quốc tế Trong số các nhà đầu tư muốn tham gia Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Nghi Sơn, có duy nhất một Tổ hợp doanh ... |
Đà Nẵng cần làm gì để vượt “chông gai” trong cuộc cạnh tranh quốc tế? Trong bối cảnh mới với cuộc cạnh tranh điểm đến ngày càng khốc liệt, nếu không có chiến lược đầu tư để nâng tầm sản ... |
Bùi Quý