Đề xuất giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng
Theo quy định hiện hành hiện hành, người 80 tuổi được nhận trợ cấp hưu trí hàng tháng (360.000 đồng/tháng). Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cuộc sống của người cao tuổi, dự thảo luật BHXH sửa đổi đề xuất giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng. Cụ thể, dự thảo Luật BHXH sửa đổi quy định, công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp xã hội hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước đảm bảo.
Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.
Nhà nước khuyến khích các địa phương tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Dự thảo luật BHXH sửa đổi đề xuất giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng |
Dự thảo Luật cũng giao Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.
Việc giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống còn 75 tuổi sẽ giúp mở rộng đối tượng thụ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thêm khoảng 800 nghìn người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm y tế.
Việc bổ sung quy định về trợ cấp hưu trí, xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng, thể hiện tính nhân văn, trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm an sinh cho người cao tuổi.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, trợ cấp hưu trí xã hội không gắn với nghĩa vụ đóng và được điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội như trong dự thảo luật BHXH sửa đổi có thể ảnh hưởng tới chính sách phát triển đối tượng tham gia BHXH, cũng như ảnh hưởng tới mục tiêu hạn chế rút BHXH một lần.
Việc này có thể dẫn tới tâm lý người lao động không cần tham gia BHXH hoặc không cần duy trì đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí, đến khi đủ 75 tuổi (như dự thảo đề xuất) vẫn được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Về vấn đề này, trao đổi với báo chí, ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội phân tích: "BHXH theo cơ chế có đóng, có hưởng, nhưng một xã hội văn minh, tốt đẹp thì người già không có lương hưu cần được hỗ trợ để đảm bảo người yếu thế được hỗ trợ". Do vậy, trợ cấp hưu trí là để người cao tuổi được trợ cấp một khoản giúp cuộc sống tốt hơn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho rằng, việc giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí sẽ khó khăn trong việc cân đối ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cần tính toán thời điểm cho phù hợp.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, việc điều chỉnh giảm độ tuổi trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi sẽ tùy theo tình hình phát triển kinh tế – xã hội và khả năng ngân sách của Nhà nước.
Giảm tuổi nghỉ hưu cho giáo viên
Theo Bộ luật Lao động, độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam là 62 tuổi, nữ 60 tuổi. Cử tri tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên, An Giang cho rằng, cần xem xét sửa đổi quy định theo hướng giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như trước đây đối với giáo viên mầm non, phổ thông (nam 60, nữ 55). Cần bổ sung giáo viên mầm non, tiểu học vào danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, để họ được nghỉ hưu sớm ít nhất 5 năm so quy định chung về tuổi nghỉ hưu.
Nhiều ý kiến phân tích, thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức là 8 tiếng/ngày, nhưng giáo viên mầm non phải đến trường sớm đón trẻ, giờ tan học phải đợi phụ huynh đón hết bé thì mới được nghỉ. Bên cạnh đó, để thu hút và tạo sự thích thú của các cháu, giáo viên phải trang trí, thiết kế dụng cụ học tập, sinh hoạt… nhưng chế độ rất thấp, không đảm bảo cuộc sống. Thầy, cô giáo tuổi cao chỉ dạy theo định mức, khó theo kịp đổi mới của ngành, áp dụng khoa học - công nghệ; phương pháp giảng dạy không phù hợp đặc điểm tâm lý, lứa tuổi học sinh.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được thảo luận, thống nhất thông qua tại Nghị quyết 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Năm 2019, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động, trong đó Điều 169 và 219 quy định tuổi nghỉ hưu, điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Bộ luật Lao động, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được trao đổi, thảo luận, đánh giá một cách kỹ lưỡng, tổng thể các mặt liên quan. Việc điều chỉnh tăng không thực hiện ngay, mà điều chỉnh theo lộ trình (mỗi năm chỉ tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ).
Quá trình này cũng xem xét đến yếu tố về tính chất, loại hình lao động và sức khỏe người lao động. Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người lao động sức khỏe yếu (bị suy giảm khả năng lao động) có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn người làm việc trong điều kiện bình thường (nghỉ hưu sớm hơn tối đa 5 - 10 tuổi tùy từng trường hợp).
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: “Trên cơ sở đề xuất của bộ, ngành, địa phương, chúng tôi tiếp tục phối hợp nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhằm đảm bảo thực hiện tốt chế độ, chính sách cho người lao động, trong đó có việc làm cơ sở xét điều kiện về tuổi hưởng lương hưu”.
Người Phát ngôn Bộ Công an thông tin một số vấn đề báo chí quan tâm Chiều 02/3/2024, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024, Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an đã trả lời ... |
Cập nhật mới nhất về tiến độ triển khai chính sách tiền lương mới từ 1/7/2024 Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết dự kiến tiền lương bình quân chung của cán ... |
Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi quy định về tiền lương, phụ cấp Theo nghị định mới sửa đổi, căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, các mức lương trong thang lương, bảng lương, ... |
Linh Đan