Theo đó, NHNN đề xuất đối với khoản cho vay có giá trị trên 100 triệu đồng sẽ phải cung cấp thông tin người có liên quan, ngoài hồ sơ đề nghị, phương án dùng vốn, tài sản đảm bảo. Nếu người liên quan là cá nhân, thông tin kèm theo gồm họ và tên, số định danh cá nhân, quốc tịch, hộ chiếu và mối quan hệ với khách vay. Trường hợp là tổ chức, thông tin phải khai như tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, số giấy chứng nhận đăng ký, người đại diện theo pháp luật...
NHNN cho rằng, việc kê khai rõ thông tin của người liên quan sẽ giúp giám sát chặt chẽ, chính xác tỷ lệ cấp tín dụng cho nhóm khách hàng liên quan, đặc biệt là cho vay sân sau, điều này đảm bảo an toàn vốn cho các ngân hàng.
Ảnh: Internet |
Ngược lại, với khoản vay nhỏ dưới 100 triệu đồng, tại dự thảo Thông tư, NHNN đã sửa đổi, bổ sung một số quy định để đồng bộ với các quy định tại Luật các TCTD năm 2024; trong đó, dưới giác độ thận trọng, NHNN đề xuất đối với khoản cho vay có mức giá trị nhỏ không vượt quá 100 triệu đồng, khách hàng không phải cung cấp phương án sử dụng vốn khả thi, thông tin về người có liên quan; mà quy định TCTD có biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, đảm bảo khả năng thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Quy định này phù hợp với đặc thù các khoản cho vay nhỏ, góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng với thủ tục đơn giản hơn, góp phần mở rộng hoạt động cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng, hạn chế "tín dụng đen".
Trước đó, NHNN cũng ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN, cho phép các ngân hàng được cho vay bằng phương tiện điện tử (online), đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điều khoản khác cho phù hợp với hình thức cho vay online. Theo đó, tổ chức tín dụng tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, xem xét, quyết định thực hiện hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử theo quy định tại Thông tư. Các TCTD phải có giải pháp, công nghệ kỹ thuật để nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử; chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh (nếu có).
Việc hợp thức hóa cho vay bằng phương tiện điện tử và tới đây là không bắt buộc khách vay phải chứng minh mục đích sử dụng vốn với khoản vay nhỏ lẻ sẽ giúp người dân thuận lợi hơn trong tiếp cận vốn, đơn giản hóa thủ tục, góp phần chống tín dụng đen.
Hiện trên thị trường, theo một số thống kê, lãi cho vay bình quân khoảng 6,4% một năm với các khoản vay mới, giảm 0,7% so với cuối 2023. Lãi suất cho vay giảm, nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận.
Theo số liệu của NHNN, tăng trưởng tín dụng đến 29/2 giảm 0,72% so với cuối năm ngoái. Tín dụng tăng âm hai tháng đầu năm, trong khi lượng tiền gửi còn khoảng 14 triệu tỷ đồng, tức vốn ngân hàng khó bơm vào nền kinh tế.
Báo cáo tình hình doanh nghiệp tháng 2, Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM (HUBA) cho rằng dù phía Ngân hàng Nhà nước đã có một số hỗ trợ (cơ cấu thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, ưu đãi 2% lãi suất vay), tình hình vay vốn của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
"Ngân hàng có nhiều vốn nhưng doanh nghiệp nhỏ, vừa không thể tiếp cận do không đảm bảo yêu cầu thế chấp tài sản hoặc không đủ điều kiện vay", HUBA nhìn nhận.
Cụ thể, Hiệp hội cho biết hiện định giá tài sản đất nông nghiệp rất thấp, tài sản đất thuê hàng năm cũng không thế chấp được, các tài sản khác bị định giá xuống khi lạm phát gia tăng.
Theo khảo sát của HUBA, hiện 41% doanh nghiệp đã không còn tài sản thế chấp đủ pháp lý để vay vốn. Do đó, hiệp hội kiến nghị ngân hàng xem xét tăng tỷ lệ thế chấp các tài sản này, thực hiện mở rộng cho vay theo hợp đồng, với các tài sản và quyền tài sản hình thành trong tương lai.
Trước đó, đầu tháng 2, tại công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN đã yêu cầu các nhà băng đẩy mạnh các giải pháp tăng trưởng tín dụng và đã đã giao luôn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 khoảng 15% cho các tổ chức tín dụng.
Gần đây nhất, tại hội nghị tháo gỡ khó khăn vừa diễn ra ngày 14/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhà băng công khai lãi suất cho vay bình quân. Ngành ngân hàng, các bộ, ngành tìm giải pháp để kích cầu đầu tư, tiêu dùng, tăng khả năng hấp thụ vốn của người dân và doanh nghiệp.
NHNN hút về 45.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu trong ba phiên liên tiếp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tiếp tục có động thái hút thêm 15.000 tỷ đồng khỏi hệ thống trong phiên ngày 15/3, theo đó ... |
60.000 tỷ đồng được NHNN hút về qua kênh tín phiếu, chứng khoán ảnh hưởng ra sao? Trong ngày hôm qua, NHNN tiếp tục hút tiền qua kênh tín phiếu... |
Thanh tra NHNN đã vào cuộc vụ nợ thẻ tín dụng từ 8,5 triệu đồng lên 8,8 tỷ tại Eximbank Vụ nợ thẻ tín dụng từ 8,5 triệu đồng lên 8,8 tỷ, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh đã ... |
Ánh Kim