Dệt may Thành Công muốn chuyển nhượng hết vốn khỏi Savimex (SAV)

07/03/2023 - 23:37
(Bankviet.com) Nếu tạm tính theo mức giá dự kiến chuyển nhượng tối thiểu là 15.000 đồng/cổ phiếu, ước tính TCM có thể thu về hơn 55 tỷ đồng sau khi bán hết số vốn SAV đang nắm giữ.

Hội đồng quản trị Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) vừa thông qua việc thoái toàn bộ vốn đang nắm giữ tại Công ty CP Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (HOSE: SAV). Phương thức chuyển nhượng là khớp lệnh hoặc thỏa thuận trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.

Dệt may Thành Công muốn chuyển nhượng hết vốn khỏi Savimex (SAV)

Giá chuyển nhượng được xác định bằng giá trung bình của 60 ngày giao dịch liền trước thời điểm phê duyệt của Hội đồng quản trị cộng thêm 3%, giá tối thiểu 15.000 đồng/cổ phiếu.

Chốt phiên giao dịch ngày 6/3, cổ phiếu SAV tạm dừng quanh vùng thị giá 14.600 đồng/đơn vị, gần bằng mức giá tối thiểu mà TCM dự kiến chuyển nhượng.

Nếu tạm tính theo mức giá dự kiến chuyển nhượng tối thiểu là 15.000 đồng/cổ phiếu, ước tính TCM có thể thu về hơn 55 tỷ đồng sau khi bán hết số vốn SAV đang nắm giữ.

Dệt may Thành Công muốn chuyển nhượng hết vốn khỏi Savimex (SAV)
Diễn biến giá cổ phiếu SAV tính từ đầu năm 2023 đến nay (Nguồn: TradingView)

Tính đến ngày 31/12/2022, TCM ghi nhận SAV là công ty liên kết với tỷ lệ sở hữu là 20,59%, tương đương gần 3,7 triệu cổ phiếu.

Qua tìm hiểu, Savimex được thành lập năm 2001, chuyên sản xuất kinh doanh và chế biến gỗ, kinh doanh xuất nhập khẩu, xây dựng và trang trí nội thất, bản lẻ nội thất. Hiện vốn điều lệ của Savimex gần 184 tỷ đồng. Năm 2022, doanh thu thuần của Savimex đạt hơn 991 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 54 tỷ đồng, tăng 27%.

Về kết quả kinh doanh TCM, lũy kế cả năm 2022, TCM đem về 4.337 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế đạt trên 281 tỷ đồng, tăng lần lượt 23% và 96% so với năm trước. Đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay ghi nhận của TCM.

Với kết quả này, công ty đã vượt 4% kế hoạch doanh thu đề ra là 4.183 tỷ đồng và vượt 11% kế hoạch lãi sau thuế là 253,8 tỷ đồng được.

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản đạt 3.477 tỷ đồng, giảm 3,5% so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu do giá trị hàng tồn kho giảm 14%, xuống còn 1.255 tỷ đồng, chiếm 36% tổng tài sản.

Nợ phải trả của TCM tại cuối năm 2022 đã giảm 21% so với ngày 1/1/2022, xuống còn 1.498 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của công ty là 1.978 tỷ đồng, bao gồm 342 tỷ đồng cho quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gần 714 tỷ đồng.

Tự doanh bán ròng trăm tỷ đồng phiên đầu tuần, tiếp đà xả chứng chỉ quỹ FUEVFVND

Phiên giao dịch ngày 6/3, khối tự doanh công ty chứng khoán bán ròng 106,3 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường và 92,2 ...

Chọn cổ phiếu nào cho tháng 3: Một mã ngân hàng "sáng cửa"?

Theo VDSC, tháng 3 này, nhà đầu tư ngắn hạn có thể dành 30 – 50% danh mục cổ phiếu hiện tại cho việc mua ...

Chứng khoán Yuanta: Thị trường có thể tăng điểm trong tháng 3

Chứng khoán Yuanta Việt Nam đưa ra kịch bản tích cực với xác suất 70%, VN-Index có thể sẽ tiếp tục tích lũy quanh khu ...

Anh Khôi (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán