Kết thúc phiên giao dịch 10/8, sàn HOSE có 118 mã tăng, 371 mã giảm và 45 mã tham chiếu. VN-Index giảm 13,38 điểm tương đương 0,66% xuống vùng 1.220,61 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1.010.944.643 đơn vị, tổng giá trị trên 20 nghìn tỷ đồng. Nhóm VN30 diễn biến cùng chiều với chỉ số chung trong hôm nay khi giảm 13,64 điểm tương đương 0,80%. Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài bất ngờ bán ròng hơn 340 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại hai cổ phiếu MSN, VPB và chứng chỉ quỹ FUEVFVND.
Mức độ đóng góp của các cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay. |
Tại nhóm VN30, GAS, PLX và VIC là những cổ phiếu duy nhất giữ được sắc xanh. Kết thúc phiên giao dịch, VIC tăng 3,2% với thanh khoản trên gần 8 triệu đơn vị, qua đó đóng góp hơn 2 điểm vào đà tăng của thị trường. Chiều ngược lại, MSN là cổ phiếu giảm mạnh nhất nhóm khi đóng cửa thấp hơn ngày hôm qua 5,7%, qua đó đóng góp gần 2 điểm vào đà giảm của thị trường chung. Cùng diễn biến tiêu cực như MSN còn có VCB và BID, lần lượt giảm 1,9% và 3,5%.
Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 tạo ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 10/8, sàn HNX có 64 mã tăng và 125 mã giảm, HNX-Index giảm 1,97 điểm xuống 243,91 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 150 triệu đơn vị, giá trị trên 2.300 tỷ đồng.
Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,70 điểm (-0,75%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 92 triệu đơn vị, giá trị gần 1.200 tỷ đồng.
Điểm nhấn trong phiên giao dịch hôm nay đến từ cổ phiếu MSN. Chốt phiên giao dịch chiều 10/8 cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn MaSan giảm 5,70% với thanh khoản đạt 4,7 triệu đơn vị. Đáng chú ý, với việc giảm điểm cùng thanh khoản kỉ lục, cổ phiếu MSN đã chính thức kết thúc xu hướng tăng điểm trong ngày hôm nay. Trong một diễn biến cùng chiều, NĐT nước ngoài bất ngờ bán ròng gần 100 tỉ đồng sau nhiều phiên gom hàng tại cổ phiếu MSN.
Nhận định về xu hướng của thị trường cũng như diễn biến của VN-Index trong thời gian tới, thạc sĩ Tài chính Phạm Quang Thịnh, chuyên viên tư vấn Công ty CK SSI cho rằng:
"Chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1.220,61 điểm - điểm số thấp nhất ngày khi xuyên thủng EMA10 ngày với thanh khoản tương đương trung bình 20 phiên, qua đó hình thành cây nến đỏ đặc thân dài phát huy hiệu lực của mẫu hình nến Evening Star vừa được hình thành sau phiên 09/08/2023 và cũng hoàn thành phân kỳ âm ngắn hạn trên đồ thị ngày.
Điều này cho thấy dấu hiệu suy giảm sức mạnh xu hướng và khả năng thị trường bước vào pha điều chỉnh để "rũ bỏ" các nhà đầu tư sau pha tăng mạnh vừa qua với vùng hỗ trợ quan trọng gần nhất ở 1.214 điểm (tương ứng với hỗ trợ Trendline xu hướng tăng, hỗ trợ Parabolic) và gần đó là 1.205 điểm (tương ứng EMA20 ngày). Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài bán ròng 342 tỷ đồng và tập trung vào các cổ phiếu lớn trong nhóm VN30.
Tuy nhiên, trên thị trường phái sinh, NĐT nước ngoài đang tái diễn lại hiện tượng đóng hợp đồng Long ở HĐTL F1M để chuyển Long dần sang F2M với khối lượng tương ứng, đây cũng là một tín hiệu tích cực cho chỉ số chung do có thể đáo hạn phái sinh tháng 8 (ngày 17/08) có thể tiếp diễn ở trạng thái Long Khối Nước ngoài đã mở Long khá lớn từ đầu hợp đồng F1M và hiện tại họ đã có lợi nhuận quanh 65 điểm là mức khá lớn.
Thêm vào đó, đồ thị của chỉ số phái sinh VN30F1M đang có tín hiệu tích cực từ đường EMA100 ngày đang giao cắt lên EMA200 ngày với vùng hỗ trợ chỉ số quanh 1.206 - 1.110 điểm, cách giá hiện tại 16 - 20 điểm.
Với áp lực bán hiện tại, trong phiên ngày 11/08 thị trường có thể tiếp tục quán tính giảm đầu phiên để tiệm cận quanh 1.214 điểm và có thể bật hồi kỹ thuật trở lại hoặc giảm sâu về hẳn 1.204 điểm, qua đó hình thành nến "rút chân" về lại trên 1.1214 điểm với thanh khoản có thể thấp hơn trung bình 20 phiên (dưới 20 nghìn tỷ), đồng thời hình thành vùng cân bằng tại đây. Trường hợp, thị trường diễn biến tiêu cực hơn và VN-Index xuyên thủng mạnh hỗ trợ EMA20 ngày (1.205 điểm) sẽ cho mục tiêu điều chỉnh khá sâu ở 1.165 điểm (tương ứng EMA50 ngày).
Ở thời điểm hiện tại, việc quan trọng của Nhà đầu tư là nhìn vào cổ phiếu đang nắm giữ thay vì quá quan trọng điểm số chung bởi dòng tiền đang có dấu hiệu phân hoá mạnh.
Trong một nhóm ngành có cổ phiếu sẽ tăng điểm mạnh, tuy nhiên không phải tất cả. Điển hình phiên hôm nay, CTD và NVL tăng điểm mạnh dù nhiều cổ phiếu Xây dựng hoặc Bất động sản cũng đang gặp áp lực bán và giảm điểm. Do đó, nhà đầu tư hạn chế việc mua các cổ phiếu “thế vai” do dòng tiền đang luân chuyển và không đồng đều ở tất cả các cổ phiếu trong một nhóm ngành. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần chuẩn bị sẵn sàng việc quản trị rủi ro danh mục nếu thị trường có biến động “bất ngờ” không như kỳ vọng."
Kinh doanh thua lỗ trong 6 tháng đầu năm, cổ phiếu FRT bị HOSE "cắt margin" Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM vừa công bố danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Đáng ... |
Chứng khoán phiên sáng 10/8: VN30 kìm nén chỉ số, thanh khoản thị trường sụt giảm sâu VN-Index tiếp tục điều chỉnh với thanh khoản thấp trong phiên giao dịch sáng hôm nay. Đáng chú ý, VN30 chính là tác nhân kìm ... |
VDSC chỉ ra nhóm cổ phiếu sáng cửa đầu tư trong giai đoạn cuối năm 2023 Thị trường đang có cả rủi ro giảm giá lẫn rủi ro tăng giá, nghĩa là VN-Index có thể biến động ngoài vùng 1.180-1.320 điểm. ... |
Thiên Dương