Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/11, chỉ số VN-Index đã quay trở lại trạng thái "giằng co" với 253 mã tăng và 280 mã giảm. Theo đó, VN-Index đóng cửa trong sắc xanh với đà tăng 1,31 điểm (+0,12%) lên mức 1.076,78 điểm với thanh khoản trên 756 triệu đơn vị, tươn ứng 15,4 nghìn tỷ đồng.
Diễn biến chỉ số VN-Index trong ngày hôm nay. |
Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch 3/11, số lượng mã đỏ tiêp tục chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index giảm 0,22 điểm (-0,10%) và tiến về vùng 217 điểm với thanh khoản đạt trên 93 triệu đơn vị, tương đương 1.600 tỉ đồng.
Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (+0,23%) lên 84,16 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên triệu đơn vị, giá trị khoảng 515 tỷ đồng.
Tổng quan, xét trên toàn thị trường chứng khoán, dòng tiền đã có dấu hiệu chốt lời sớm tại một số mã cổ phiếu thuộc nhóm chứng khoán, bất động sản, thép, qua đó khiến cho chỉ số VN-Index chưa thể lấy lại được mốc 1.080 điểm.
Tại nhóm chứng khoán, các mã cổ phiếu như VND, MBS, SHS,.. đồng loạt chìm trong sắc đỏ tuy nhiên đà giảm không đáng kể, dưới 1%. Diễn biến tích cực hơn, SSI và VIX vẫn giữ được mức tham chiếu với thanh khoản tương đối khả quan.
Tại nhóm Bất động sản, áp lực bán tuy có tăng trong phiên sáng tuy nhiên lực cầu mới xuất hiện trong phiên chiều vẫn giúp các cổ phiếu DIG, LDG, CII, DXG đồng loạt giữ được sắc xanh với đà tăng trên 1%. Cá biệt, QCG là cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi duy trì mức tăng 4,5%.
Xu hướng chốt lời sớm của dòng tiền không có gì bất ngờ bởi sau đà giảm sâu của VN-Index, tâm lý của nhà đầu tư cần có thời gian được phục hồi. Nếu tính tại giá vốn trong ngày bắt đáy giữa tuần, đa số các cổ phiếu đều mang lại mức lợi nhuận 7% - 10%. Trong đà giảm của thị trường, lợi nhuận 7% - 10% là mức có thể chấp nhận được.
Đi ngược với xu hướng của thị trường chung, cổ phiếu MWG vẫn giữ được đà tăng tương đối mạnh trong ngày hôm nay. Chốt phiên giao dịch 3/11, cổ phiếu MWG đóng cửa tại mức giá 38.950 đồng/cp, thanh khoản đạt trên 12,4 triệu đơn vị. Đáng nói, chỉ cách đây 2 hôm dòng tiền ồ ạt tháo chạy khỏi MWG, qua đó đẩy cổ phiếu rơi về vùng giá đáy cách đây gần 1 năm.
Với diễn biến hiện tại, vùng giá 35.000 đồng được xác nhận là hỗ trợ dài hạn của cổ phiếu. Tính từ vùng giá đáy, cổ phiếu MWG đã hồi phục được khoảng 10%. Có thể thấy rằng, dòng tiền bắt đáy vẫn còn kỳ vọng vào sự trở lại của MWG trong thời gian tới. Ngoài ra, khối ngoại cũng đã có động thái trở lại cổ phiếu này khi mua ròng hơn 56 tỷ đồng trong phiên ngày hôm nay.
Việc khối ngoại trở lại MWG có thể là tín hiệu tích cực cho cổ phiếu này trong thời gian tới. Tính riêng trong 1 tháng qua, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng gần 34 triệu cổ phiếu MWG, tương đương giá trị bán ròng 1.400 tỷ đồng.
Ngoài ra, Dragon Capital - cổ đông lớn của MWG đã liên tục thoái vốn khỏi doanh nghiệp kể từ cuối năm 2022. Trong đầu tháng 4/2023, Dragon Capital bán ra 1 triệu cổ phiếu MWG, giảm sở hữu từ 117,2 triệu đơn vị (tỷ lệ 8,008%) xuống còn 116,2 triệu đơn vị (tỷ lệ 7,94%). Trong khi đó, các quỹ thành viên do Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã mua thêm tổng cộng 232.600 cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) trong ngày 30/10. Trong đó, CTBC Vietnam Equity Fund mua 180.000 cp và Norges Bank mua 52.600 cp.
Lợi suất kho bạc tiếp tục giảm sâu, DowJones tăng điểm 4 phiên liên tiếp Chứng khoán Mỹ đã ghi nhận phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp. Đáng chú ý, lợi suất trái phiếu chính phủ nhiều kỳ hạn ... |
Dòng tiền bắt đáy chốt lời sớm tại nhóm chứng khoán, VN-Index rung lắc vùng 1.080 điểm Dù VN-Index xuất hiện sắc xanh trong phiên ATO, tuy nhiên đà tích cực không duy trì được bao lâu do dòng tiền bắt đáy ... |
Lợi nhuận sau thuế quý 3/2023 tăng 7 lần, cổ phiếu BSR phát tín hiệu suy giảm Mới đây, Công ty CP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (UPCom: BSR) công bố bức tranh kinh doanh quý 3/2023 của doanh nghiệp này. ... |
Minh Hiếu