VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay (22/2) với mức giảm không đáng kể, qua đó tiến về vùng 1.227 điểm. Thanh khoản thị trường bất ngờ giảm nhẹ so với phiên hôm qua, tương ứng 17,9 nghìn tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong phiên giao dịch hôm nay, khối ngoại bất ngờ xả hàng với tổng giá trị lên tới hơn 900 tỷ đồng trên toàn thị trường. Với giá trị trên, đây được coi là một trong những phiên "xả hàng" mạnh nhất của khối ngoại kể từ đầu năm 2024 tới nay.
Tổng giá trị bán ròng của khối ngoại, tập trung chủ yếu tại nhóm bluechip. |
Tổng quan, mặc dù xuất hiện nhiều phiên mua ròng với giá trị cao nhưng xét tổng giá trị, khối ngoại hiện đang rút vốn khỏi Việt Nam. Theo dữ liệu danh mục iShares Frontier and Select EM ETF, chỉ trong thời gian ngắn, tính từ ngày 13/1 đến 20/2, quỹ đã bán ròng đối với toàn bộ thành phần cổ phiếu Việt Nam trong danh mục. Quỹ ngoại thoái ra nhiều nhất tại HPG (2,1 triệu đơn vị) và VHM (1,1 triệu đơn vị). SSI, SHB, VRE, NVL, POW, VND, VNM bị bán từ 500.000 đến dưới 1 triệu đơn vị. 42 mã còn lại giảm số lượng dưới 500.000 đơn vị.
Đến thời điểm 20/2, cổ phiếu Việt Nam chiếm khoảng 29% danh mục của ETF. Các mã có tỷ trọng lớn nhất trong nhóm trên kể đến HPG, VHM, VIC, VNM, MSN, SSI, VCB… Giá trị tài sản ròng iShares Frontier and Select EM ETF tại ngày 21/2 là gần 420 triệu USD (xấp xỉ 10.200 tỷ đồng), giảm 17% so với đầu năm.
Đây là ETF chuyên đầu tư vào khu vực cận biên (frontier market) và mới nổi (emerging market), tiền thân là iShares MSCI Frontier Markets 100 ETF với chỉ số tham chiếu là MSCI FM 100 Index. Tới tháng 3/2021, quỹ đổi tên thành iShares MSCI Frontier and Select EM ETF như hiện tại và lấy chỉ số MSCI Frontier & Emerging Markets Select Index làm tham chiếu.
Năm 2023, ETF này bị rút ròng hơn 97 triệu USD (khoảng 2.300 tỷ đồng). Hiệu suất đầu tư năm 2023 đạt dương 9,78%. Tuy nhiên trong tháng 1/2024, hiệu suất đầu tư đảo chiều âm 1,8%. Theo báo cáo mới đây của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, dòng vốn ETF vào thị trường Việt Nam tiếp tục bị rút ròng 6,9 triệu USD trong tuần 12-16/2, trong đó KIM Growth VN30 ETF chiếm nhiều nhất với 2,9 triệu USD.
Tính từ đầu năm 2024, ETF tham chiếu iShares MSCI Frontier 100 bị rút ròng lớn nhất với 76,9 triệu USD, kế đến là ETF DCVFMVN Diamond (FUEVFVND) thuộc Dragon Capital (49,6 triệu USD).
Theo đánh giá, nguyên nhân của động thái rút ròng còn đến từ chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và USD. Riêng với quỹ DCVFM VNDiamond ETF (bị rút ròng gần 3.700 tỉ đồng), nguyên nhân còn đến từ một số cổ phiếu đã hết dư địa giải ngân, doanh nghiệp niêm yết kinh doanh kém hiệu quả, cổ phiếu ngân hàng giảm sự hấp dẫn...
Theo chuyên gia từ SSI Research, về trung hạn, dòng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được hưởng lợi từ dòng tiền chuyển dịch sang thị trường đang phát triển. Tuy nhiên điều này thường sẽ chỉ xuất hiện sau khi FED bắt đầu cắt giảm lãi suất. Về ngắn hạn, sức hấp dẫn của cổ phiếu Việt Nam từ các nhà đầu tư Thái Lan và Hàn Quốc có thể bị ảnh hưởng từ những quy định/kế hoạch mới của Chính phủ nước này giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán nội địa.
Dòng tiền cá mập "quay xe", nhóm bluechips kéo chỉ số Ngay từ những phút đầu mở cửa, VN-Index liên tục "rơi điểm" xuống vùng kém khả quan khiến tâm lý dòng tiền giằng co, "rút ... |
Nhóm ngân hàng tăng tốc, hiệu suất đầu tư của Dragon Capital được cải thiện Đà tăng của nhóm ngân hàng trong vòng 2 tháng gần đây đã giúp hiệu suất đầu tư của quỹ ngoại Dragon Capital được cải ... |
Thị trường phát tín hiệu giảm điểm, khối ngoái lại bán ròng kỷ lục Diễn biến giao dịch ngày 22/02, khối ngoại bán ròng trên toàn thị trường, tập trung chủ yếu tại HOSE với các mã bluchips như ... |
Minh Hiếu