Trong chuyến thăm Việt Nam, phái đoàn gồm 14 doanh nghiệp Anh trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ năng lượng tái tạo tập trung tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư các lĩnh vực năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi, truyền tải và lưu trữ năng lượng tại Việt Nam.
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz (ở giữa) trả lời phỏng vấn về quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh giữa Việt Nam và Đan Mạch. |
Ông Denzel Eades - Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam đã phát biểu rằng: "Các doanh nghiệp Anh với kiến thức chuyên môn sâu rộng rất mong được đóng góp vào thị trường sôi động này”. Hiện nay, Vương quốc Anh là thị trường điện gió ngoài khơi (OSW) lớn thứ hai thế giới.
Bên cạnh đó, ông Nicolai Prytz - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho rằng: "Việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược xanh Việt Nam - Đan Mạch (ngày 1/11/2023) sẽ mở ra không gian hợp tác mới giữa hai Chính phủ, cũng như khối tư nhân trong phát triển xanh về năng lượng, công nghệ, tài chính, tăng cường năng lực xây dựng thể chế, kiến tạo môi trường pháp lý…”
Cụ thể, đại diện Tập đoàn điện gió ngoài khơi CIP (Đan Mạch) sẽ làm việc Bộ Công Thương để sớm lựa chọn doanh nghiệp đối tác phù hợp ở Việt Nam để nhanh chóng triển khai những bước đi đầu tiên trong "thiết kế" mô hình hợp tác; phương thức quản trị; cơ chế huy động nguồn lực chính phủ và tư nhân; tính toán hiệu quả kinh tế; các chính sách cần thiết kèm theo; yêu cầu lưới truyền tải điện; định hướng hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo…
Hiện nay, với lợi thế địa lý có đường bờ biển dài hơn 3.400 km, Ngân hàng Thế giới ước tính công suất tiềm năng điện gió tại Việt Nam có thể tạo ra khoảng 475 GW. Chất lượng gió tốt tập trung ở Trung và Nam Trung Bộ cùng một phần duyên hải Bắc Bộ.
Điểm danh các doanh nghiệp ngành năng lượng điện gió quy mô lớn tại thị trường Việt Nam
Trung Nam Group (TNG)
Đây là cái tên đang được nhắc đến nhiều trong những ngày qua về năng lượng điện gió ngoài khơi tại Trà Vinh. Bắt đầu từ xây dựng hạ tầng, thủy điện, Trung Nam đã tiến quân mạnh mẽ sang lĩnh vực năng lượng tái tạo những năm gần đây và hiện đang sở hữu 4 nhà máy điện gió với tổng công suất 698,15 MW, bó khá xa 2 cái tên đứng sau là REE và TTC.
Danh sách nhà máy điện gió của Trung Nam Group |
Trung Nam Group có kinh nghiệm về phát triển năng lượng điện gió ngoài khơi tại Trà Vinh, quy mô với 25 tuabin, công suất tối đa khai thác là 100 MW, tổng mức đầu tư là 5.000 tỷ đồng. Về kinh nghiệm trong phát triển quy mô, Trung Nam Group đang điều hành dự án điện gió Ea Nam tại Đaklak, đây cũng là dự án điện gió lớn nhất Đông Nam Á.
Thành Thành Công Group (TTC Group)
Công ty CP Điện Gia Lai (HOSE: GEG) có 17,8% vốn góp của TTC Group; 7,18% của Thành Thành Công Biên Hòa; và 3,83% của cá nhân ông Đặng Văn Thành. Doanh nghiệp này hiện đang có nhiều dự án trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi như: Nhà máy Điện Gió gần bờ Tân Phú Đông 2 (TPĐ2) 50 MW được hưởng giá bán điện 9,8 cents/kWh ~2.254 đồng/kWh trong vòng 20 năm. Đây là Dự án điện gió đầu tiên và duy nhất của Tỉnh Tiền Giang, có sức gió lên đến 6,7 m/s - phù hợp phát triển điện gió ngoài khơi. Tổng mức đầu tư 2.242 tỷ đồng, được tài trợ tín dụng bởi Ngân hàng Vietcombank. Dự kiến hàng năm, Dự án cung cấp 161 triệu kWh điện cho khoảng 25.000 hộ gia đình; đóng góp doanh thu xấp xỉ 363 tỷ đồng và giảm phát thải gần 140.000 tấn CO2.
Nhà máy Điện Gió gần bờ Tân Phú Đông 2
Nhà máy Điện Gió gần bờ V.P.L 1 (VPL1) được tiến hành đo gió từ tháng 5/2019, nghiên cứu tiền khả thi, lựa chọn địa điểm và tiến hành lắp đặt tại Khu vực biển Bình Đại, Bến Tre, nơi có sức gió 6,8 m/s. VPL1 dự kiến đóng góp 92 triệu kWh sản lượng điện mang lại khoảng 207 tỷ đồng doanh thu và giảm phát thải gần 80.000 tấn CO2 hàng năm.
Công ty CP Cơ điện lạnh (REE)
Nhà máy điện gió Trà Vinh số 3 |
REE là doanh nghiệp đã niêm yết hoạt động mạnh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi được vận hành là nhà máy điện gió Trà Vinh số 3. Sản lượng điện theo thiết kế của 3 nhà máy lần lượt là 158 triệu kWh/năm; mức giá cho nhà máy điện gió Trà Vinh là 9,8 cents/kWh.
Xuân Hiểu