Cụ thể, giao dịch trên được thực hiện trong ngày 17/8 theo hình thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, lượng cổ phiếu sở hữu của bà Ngọc đã giảm từ 3,64% xuống 2, 82% vốn điều lệ, tương đương sở hữu gần 7,89 triệu cổ phiếu.
Theo thống kê trên sàn chứng khoán, ngày 17/8, lượng cổ phiếu khớp lệnh trên sàn của POM là gần 1,68 triệu cổ phiếu, còn lượng cổ phiếu giao dịch theo hình thức thỏa thuận là 2,45 triệu cổ phiếu. Như vậy, khả năng cao giao dịch của bà Ngọc nằm trong giao dịch thỏa thuận. Tạm tính theo giá kết phiên 17/8, ước tính bà Ngọc thu về khoảng 17,7 tỷ đồng sau khi thoái bớt vốn.
Đây là đợt thứ 2 bà Ngọc đăng ký bán ra cổ phiếu POM kể từ đầu tháng 6 tới nay. Lần trước, bà Ngọc đăng ký bán 5,5 triệu cổ phiếu trong tháng 7 và đã bán thành công hơn 5,2 triệu cổ phiếu, thu về khoảng 36 tỷ đồng từ thương vụ này. Giao dịch được thực hiện ngay trước chuỗi tăng trần của cổ phiếu POM.
Động thái bán ra hàng triệu cổ phiếu POM của người nhà Chủ tịch Thép Pomina diễn ra trước khi cổ phiếu POM chứng kiến 2 phiên giảm mạnh, từ gần 8.000 đồng/cp xuống gần 7.000 đồng/cp. Trước đó, cổ phiếu POM đã tăng “nóng” với 3 phiên trần liên tiếp hồi giữa tháng 7, đưa thị giá cổ phiếu đạt 8.450 đồng/cp. Đây là mức giá cao nhất từng giao dịch của POM kể từ đầu năm tới nay, đồng thời là mức giá đỉnh trong vòng 14 tháng qua của POM. Chốt phiên 22/8, cổ phiếu giảm 13,08% xuống 6.600 đồng/cp
Trước đó, diễn biến cùng chiều, hai người em khác của Chủ tịch Thép Pomina cũng muốn bán ra hàng triệu cổ phiếu POM cùng với mục đích đầu tư.
Cụ thể, trong phiên 7/8, bà Đỗ Thị Kim Cúc đã bán ra 3 triệu cổ phiếu POM, sở hữu theo đó giảm từ 2,9% (tương đương 8,1 triệu cổ phiếu) xuống còn 1,83% (5,1 triệu cổ phiếu). Trong phiên 7/8, cổ phiếu POM ghi nhận một giao dịch thỏa thuận với khối lượng đúng bằng 3 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị 24 tỷ đồng.
Tương tự, bà Đỗ Nhung đăng ký bán toàn bộ hơn 7,28 triệu cổ phiếu POM đang nắm giữ (tương đương tỷ lệ 2,6%). Giao dịch dự kiến thực hiện trong thời gian 7/8 – 5/9, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn. Tạm tính theo giá giao dịch hiện tại, ước tính bà Đỗ Nhung có thể thu về khoản tiền 50 tỷ đồng sau khi thoái toàn bộ vốn tại Thép Pomina. Hiện chưa có thông báo kết quả của giao dịch này.
Như vậy, từ cuối tháng 6 tới nay, người thân của ông Thái đã đăng ký bán tổng cộng hơn 19,9 triệu cổ phiếu và đã bán thành công hơn 12,3 triệu cổ phiếu POM, tương đương gần 61,8% lượng cổ phiếu đã đăng ký.
Về tình hình kinh doanh, theo BCTC quý 2/2023, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Thép Pomina đạt 799 tỷ đồng, giá vốn hàng bán 835 tỷ đồng, giảm lần lượt 80% và 78% so với cùng kỳ. Do kinh doanh dưới giá vốn, Pomina lỗ ròng 350 tỷ đồng trong quý 2/2023, gấp 5,6 lần mức lỗ 62 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Pomina đạt 2.444 tỷ đồng giảm 70% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tăng cao đè bẹp lợi nhuận của Pomina khiến công ty lỗ ròng lên tới 537 tỷ đồng trong nửa đầu năm.
Với mục tiêu doanh thu thuần 9,000 tỷ đồng và lỗ sau thuế 150 tỷ đồng đặt ra cho năm 2023, đến hết quý 2, Pomina mới hoàn thành 25% kế hoạch doanh thu và lỗ sâu hơn gần 400 tỷ đồng so với mục tiêu đề ra.
Em gái Chủ tịch Thép Pomina muốn bán sạch cổ phiếu POM Trong thông báo mới nhất, bà Đỗ Nhung, em ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép Pomina (POM) vừa đăng ký ... |
Cổ phiếu POM tăng "bốc đầu", người thân Chủ tịch thoái mạnh vốn công ty Trong bối cảnh cổ phiếu POM bật tăng tới 66,9%, liên tiếp người nhà của Chủ tịch Thép Pomina đăng ký thoái vốn công ty... |
Thép Pomina (POM) bị HOSE nhắc nhở vì chậm công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023 Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) nhắc nhở chậm công bố thông tin tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 ... |
Khánh Vân