Gemadept (GMD) muốn huy động hơn 3.000 tỷ để trả nợ, góp vốn vào Cảng Nam Đình Vũ,...

06/06/2024 - 16:31
(Bankviet.com) Trong năm 2022, Gemadept cũng đã từng lên kế hoạch phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 3:1 cho cổ đông hiện hữu với giá 20.000 đồng/cp. Tuy nhiên, Gemadept đã không thực hiện và xin tạm dừng tại kỳ họp ĐHCĐ thường niên 2023 do xem xét tình hình thị trường, kế hoạch kinh doanh 2023 và nhu cầu sử dụng vốn của công ty.

Công ty CP Gemadept (HoSE: GMD) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên dự kiến diễn ra vào ngày 25/6. Hội đồng quản trị (HĐQT) Gemadept sẽ đề xuất phương án chào bán tối đa 103,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 29.000 đồng/cp, theo tỷ lệ thực hiện quyền là 3:1. Mục tiêu của đợt chào bán này là huy động hơn 3.000 tỷ đồng để mua sắm tài sản cố định (2.213 tỷ đồng), trả nợ ngân hàng và góp vốn vào Công ty CP Cảng Nam Đình Vũ (558 tỷ đồng).

Trong năm 2022, Gemadept cũng đã từng lên kế hoạch phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 3:1 cho cổ đông hiện hữu với giá 20.000 đồng/cp. Tuy nhiên, Gemadept đã không thực hiện và xin tạm dừng tại kỳ họp ĐHCĐ thường niên 2023 do xem xét tình hình thị trường, kế hoạch kinh doanh 2023 và nhu cầu sử dụng vốn của công ty.

Gemadept (GMD) muốn huy động hơn 3.000 tỷ để trả nợ, góp vốn vào Cảng Nam Đình Vũ,...
Công ty CP Gemadept (HoSE: GMD)

Gemadept khởi động lại kế hoạch tăng vốn trong bối cảnh giá cổ phiếu của công ty tăng mạnh lên 85.000 đồng/cp, đạt đỉnh lịch sử giao dịch. So với đầu năm 2020, giá cổ phiếu GMD đã tăng gấp 5,5 lần. Như vậy, mức giá chào bán mà HĐQT đề xuất cho cổ đông hiện hữu chỉ bằng 1/3 thị giá hiện tại và cao hơn giá trị sổ sách của Công ty tại ngày 31/12/2023 (28.050 đồng/cp). Lãnh đạo Gemadept giải thích rằng giá bán này được xác định dựa trên chiến lược phát triển và nhu cầu tăng vốn của công ty, đồng thời nhằm khuyến khích cổ đông gắn bó và đóng góp cho sự phát triển của công ty, đảm bảo tính khả thi của đợt chào bán.

Về tình hình kinh doanh, quý I/2024, GMD ghi nhận doanh thu đạt 1.005 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 656 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với quý I/2023.

Năm 2023, doanh thu thuần của Gemadept đạt 3.845 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,4% so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, đạt 2.502 tỷ đồng, tăng 115% so với năm 2022. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh cốt lõi của Gemadept không đạt hiệu quả cao, đặc biệt trong giai đoạn cuối năm khi xuất nhập khẩu thường đạt đỉnh. Dù vậy, Gemadept vẫn báo cáo lãi ròng đạt 2.221 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 123% so với năm trước.

Lý do chính giúp Gemadept có lợi nhuận đột biến là khoản doanh thu tài chính hơn 1.940 tỷ đồng, phần lớn từ việc bán vốn cảng Nam Hải Đình Vũ. Lợi nhuận từ việc chuyển nhượng vốn đầu tư tài chính dài hạn đạt 1.841 tỉ đồng. Tương tự, lợi nhuận quý I/2024 của Gemadept cũng tăng mạnh do ghi nhận từ thương vụ chuyển nhượng cảng Nam Hải.

Gemadept đã nhiều lần "bán con" và ghi nhận lợi nhuận cao trong bối cảnh hoạt động kinh doanh cốt lõi sụt giảm. Điều này từng xảy ra vào năm 2018 khi doanh thu thuần của công ty giảm 30% so với năm 2017, đạt 2.707 tỷ đồng. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 1.900 tỷ đồng, gấp 3,2 lần so với năm trước, nhờ doanh thu tài chính tăng đột biến từ việc chuyển nhượng cổ phần tại các công ty con và liên doanh.

Sau thương vụ chuyển nhượng cảng Nam Hải Đình Vũ vào năm 2023, Gemadept tiếp tục bán toàn bộ cổ phần tại cảng Nam Hải. Ngày 15/3, Gemadept đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty CP Cảng Nam Hải, tương đương 99,98% vốn.

Cảng Nam Hải, với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, được đưa vào khai thác từ năm 2009. Gemadept đang tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án cao su ở Campuchia và các dự án bất động sản như Saigon Gem, Gemadept Vientiane, nhằm tập trung vào hoạt động cốt lõi. Ngày 14/3, Gemadept thông báo đã hoàn tất giải thể chi nhánh tại Campuchia.

Theo thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023, Gemadept vẫn duy trì hoạt động kinh doanh cốt lõi trong lĩnh vực khai thác cảng và logistics. Công ty vận hành hệ thống cảng từ Bắc vào Nam, bao gồm cảng Nam Hải, cảng Nam Hải Đình Vũ (đến 31/5/2023), cảng Nam Đình Vũ, Nam Hải ICD, cảng Dung Quất, cảng Phước Long, cảng Bình Dương và cảng nước sâu Gemalink Cái Mép. Sau khi chuyển nhượng cảng Nam Hải và Nam Hải Đình Vũ, Gemadept còn lại 6 cảng để phục vụ hoạt động khai thác cảng.

Gemadept (GMD) bán xong Cảng Nam Hải, hé lộ danh tính bên nhận chuyển nhượng

Gemadept mới đây đã hoàn tất chuyển nhượng Cảng Nam Hải. Bên mua là Vietsun - một trong những những hãng tàu vận tải nội ...

Dồn lực cho lĩnh vực thủy sản, Camimex (CMX) "xóa sổ" công ty con trong lĩnh vực vận tải

Theo Camimex Group, công ty sẽ tiếp tục sử dụng người lao động của Camimex Logistics theo quy định của pháp luật, đồng thời tiếp ...

Chưa chào sàn UPCoM, BCG Energy bị công ty mẹ thoái bớt vốn

Cùng với việc thoái vốn tại BCG Energy, Bamboo Capital sẽ nhận ủy quyền biểu quyết từ Công ty TNHH MTV NHN đối với 11,5 ...

Tuấn Khải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán