Giá đường tiếp tục bật tăng lên vùng giá cao nhất 12 năm Giá đường thế giới tăng cao tác động nặng nề đến các nước châu Phi Giá dầu gây sức ép lên giá đường |
Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), giá dầu WTI giảm 2,55% trong phiên giáo dịch hôm qua (26/10), thúc đẩy các nhà máy ép mía tại Brazil ưu tiên lượng mía ép cho sản xuất đường thay vì chiết xuất ethanol. Nguyên liệu đầu vào tăng, tạo điều kiện để sản lượng đường tăng lên.
Giá đường lao dốc sau khi chạm đỉnh 12 năm |
Tập đoàn công nghiệp mía đường (UNICA) cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 10, khu vực Trung Nam, vùng sản xuất đường chính của Brazil – nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới đã hoàn thành 2,25 triệu tấn đường, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung đường trên thế giới vẫn khá căng thẳng, đặc biệt ở Ấn Độ - quốc gia sản xuất và xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới. Theo dữ liệu do Bộ Thực phẩm và Phân phối Công cộng Ấn Độ cung cấp ngày 20/10, lạm phát trung bình về giá đường bán lẻ trong 10 năm qua ở mức khoảng 2% mỗi năm.
Do đó, Chính phủ nước này đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đường vô thời hạn để hạn chế giá tăng vì gió mùa kém có thể ảnh hưởng đến sản lượng mía ở hai bang sản xuất chính là Maharashtra và Karnataka. Tháng 8 vừa qua là một tháng rất khô hạn, do đó gây căng thẳng cho vụ mía ở bang Karnataka và Maharashtra.
Lo ngại giá tăng do sản lượng dự kiến sẽ thiếu hụt, chính phủ Ấn Độ đã quyết định áp đặt các hạn chế vô thời hạn đối với xuất khẩu đường. Theo thông báo do Tổng cục Ngoại thương (DGFT) cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ, lệnh hạn chế xuất khẩu đường dự kiến kết thúc vào ngày 31/10/2023 đã được gia hạn cho đến khi có lệnh tiếp theo.
Giá bán lẻ đường trung bình tại Ấn Độ đứng ở mức 32,43 Rs/kg trong năm 2014-2015 và tăng lên 42,02 Rs trong năm 2016-2017. Trong sáu năm qua, giá cả gần như ổn định. Dữ liệu của Bộ Thực phẩm và Phân phối Công cộng cho thấy giá đường đứng ở mức 42,25 Rs/kg trong năm 2022-2023 và hy vọng giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu sẽ ổn định trong mùa lễ hội nhờ một loạt biện pháp bình ổn giá được chính phủ thực hiện.
Ở thị trường nội địa, để kiềm chế đà tăng của giá đường, ngày 6/10/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2575/QĐ-BCT về lượng và phương thức phân giao hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2023, Quyết định số 2576/QĐ-BCT về việc thành lập Hội đồng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá.
Sẽ nhập khẩu 119.000 tấn đường trong năm 2023 |
Theo đó, năm 2023, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường (mã HS 17.01) phân giao theo phương thức đấu giá là 119.000 tấn.
Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thống nhất thời điểm tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá, công bố công khai để các hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan biết và thực hiện.
Bảo Ngọc