Giá gas hôm nay 16/3: Giảm sâu so với phiên đầu tuần; ngành điện hạt nhân đang hồi sinh Giá gas hôm nay 17/3: Tăng nhẹ, giao dịch quanh mức 2,52 USD/mmBTU |
Theo Reuters, giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong 21 tháng. Điều này được nhận định sẽ thúc đẩy Trung Quốc tăng cường nhập khẩu LNG.
Giá gas hôm nay 18/3 giảm tới 4,43% xuống còn 2,405 USD/mmBTU |
Dữ liệu của các nhà phân tích hàng hóa Kpler cho thấy, Trung Quốc đang trên đà nhập khẩu 5,39 triệu tấn LNG trong tháng 3. Con số này sẽ tăng so với 4,96 triệu tấn của tháng 2 và cao hơn 4,77 triệu tấn từ tháng 3 năm ngoái.
Một yếu tố khác cũng có lợi cho những người đầu cơ giá lên đó là kết quả dự trữ giảm. Nhu cầu tăng do thời tiết thúc đẩy dự kiến sẽ tạo ra mức giảm hàng tồn kho mạnh hơn mức trung bình so với bản báo cáo tiếp theo của chính phủ Mỹ.
Giá năng lượng lại một lần nữa làm đảo lộn nền kinh tế toàn cầu. Nhưng lần này, thị trường năng lượng đem đến tin tốt. Giá dầu mỏ và khí tự nhiên lao dốc đang thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, đem tiền vào túi người tiêu dùng, khích lệ niềm tin và giảm áp lực lên ngân sách các chính phủ.
Trong khi đó, sản lượng được giữ ở mức khoảng 98,5 Bcf/ngày, giảm gần 2 Bcf/ngày so với mức cao gần đây. Tuy nhiên, các nhà phân tích tại East Dailey Analytics cho rằng, điều này là do sự khởi động lại của Freeport LNG. Khối lượng tại nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng này gần đây đã tăng 1 Bcf/ngày khi các cơ sở dần dần làm việc với công suất lên tới 2,38 Bcf/ngày.
Các nhà phân tích của East Daley thông tin thêm, khí đốt đang được chuyển hướng về phía Nam trên các đường ống nội bang của Texas tới Freeport LNG thay vì chảy về phía Đông tới Louisiana.
EBW Analytics Group lưu ý rằng, nhu cầu khí đốt LNG hàng ngày đạt gần 13,8 Bcf/ngày trong tuần này, phản ánh sự trở lại của Freeport và đưa mức tiêu thụ tại các cơ sở xuất khẩu của Mỹ trở lại gần mức kỷ lục.
Ở diễn biến khác, các nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở bờ biển phía Đông của Úc có thể cần phải chuyển hướng cung cấp khí đốt dư thừa cho khách hàng trong nước để ngăn chặn bất kỳ tình trạng thiếu hụt nguồn cung tiềm ẩn nào trong mùa Đông ở miền nam nước này,
Các nhà sản xuất khí đốt cho biết, họ không muốn đầu tư vào nguồn cung mới sau khi chính phủ can thiệp vào thị trường, bao gồm các đề xuất áp đặt chế độ giá hợp lý đối với khí đốt và mở rộng khả năng của chính phủ trong việc chuyển hướng xuất khẩu khí đốt sang thị trường nội địa.
Cơ quan này cho biết, sự không chắc chắn về đầu tư đối với việc phát triển kho cảng nhập khẩu LNG đầu tiên của Úc, Cảng Kembla của Squadron Energy ở New South Wales cũng có thể ảnh hưởng đến sự thiếu hụt nguồn cung.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/3, nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas đã thông báo điều chỉnh giảm giá. Mỗi bình gas loại 12kg đến tay người tiêu dùng giảm trung bình 16.000 đồng, loại 45kg giảm 60.000 đồng/bình, tùy thương hiệu.
Cụ thể, giá gas của Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) từ ngày 1/3 giảm 16.000 đồng/bình 12kg. Với mức giảm này, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 461.000 đồng/bình 12kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam Chi nhánh miền Nam, từ ngày 1/3 giảm 16.000 đồng/bình 12kg và 60.000 đồng/bình 45kg. Giá gas bán lẻ của LPG Việt Nam đến người tiêu dùng tối đa là 475.912 đồng/bình 12kg và 1.784.670 đồng/bình 45kg.
Giá bán lẻ gas của City Petro từ ngày 1/3 cũng giảm 16.000 đồng/bình 12kg. Theo đó, từ ngày 1/3, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng của thương hiệu gas City Petro ở mức 494.500 đồng/bình 12kg và 1.854.000 đồng/bình 45kg.
Tương tự, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 3/2023 tại thị trường Hà Nội là 464.700 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.858.600 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt giảm 15.800 đồng/bình 12 kg và 63.400 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).
Thanh Tâm