Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản: Mở ra không gian phát triển mới Nhu cầu năng lượng hóa thạch toàn cầu hiện ra sao? Chiến lược về phát triển năng lượng hydrogen đến năm 2030 |
Các chuyến hàng vận chuyển dài hơn đối với các thùng dầu ở Trung Đông thay thế dòng chảy dầu từ Nga sang châu Âu đã gây ra các vấn đề về nguồn cung. Điều này dẫn đến sự thay đổi lớn trong hoạt động giao thương của châu Âu và thúc đẩy các nhà cung cấp dầu thô của Lưu vực Đại Tây Dương bao gồm Mỹ và Brazil.
Giá năng lượng châu Âu trước sức ép tăng do các tàu vận chuyển đổi hướng. Ảnh: AFP/TTXVN |
Theo công ty tình báo thương mại toàn cầu Kpler, ít nhất sáu tàu chở dầu thô hiện đang đi tuyến đường dài hơn quanh Mũi Hảo Vọng của châu Phi thay vì Kênh đào Suez, một sự chuyển hướng do các cuộc tấn công của phiến quân Houthi gây ra và thời gian vận chuyển có thể kéo dài thêm tới 45 ngày. Ông Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Kpler, cho biết, quyết định chuyển hướng này là của các chủ sở hữu dầu mỏ châu Âu. Họ chọn giải pháp đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng thay vì mạo hiểm vượt qua Biển Đỏ.
Sự chậm trễ trong việc giao hàng - bao gồm các sản phẩm dầu thô, dầu diesel và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - tùy theo loại hàng hóa được vận chuyển. Tàu vận chuyển LNG di chuyển nhanh hơn tàu chở dầu vì chúng nhẹ hơn và có thể di chuyển với tốc độ 21 hải lý/giờ so với 12-13 hải lý/giờ của tàu chở dầu thô.
Trước khi Biển Đỏ bị gián đoạn, một tàu chở dầu từ Jamnagar, Ấn Độ đến Rotterdam, Hà Lan sẽ phải mất 24 ngày. Đi thuyền qua Mũi Hảo Vọng, thời gian của chuyến đi tương tự đã tăng lên 42 ngày.
Ông Katona cho biết, dự kiến các tàu chở dầu trên thị trường giao ngay sẽ chứng kiến giá cước vận tải tăng và lưu ý rằng trong vài ngày qua số tàu chở dầu chở “sản phẩm sạch” như dầu diesel và xăng đã tăng lên.
Theo BNews