Theo ghi nhận tại thị trường trong nước, giá vàng biến động dữ dội trong phiên giao dịch ngày hôm nay, có thời điểm giảm rất sâu, tuy nhiên cũng đã đảo chiều tăng mạnh vào cuối phiên.
Hình minh họa. |
Cụ thể, giá vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) giảm 400.000 đồng/lượng vào đầu giờ sáng, xuống mức 78,9 – 80,92 triệu đồng/lượng (mua vào bán ra). Tuy nhiên, bước sang phiên chiều, giá vàng đảo chiều tăng 600.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với phiên sáng. Hiện, doanh nghiệp này đang niêm yết mua vào ở mức 79,5 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 81,52 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tại các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước cũng có diễn biến tương tự như tại SJC. Hiện tại, Tập đoàn DOJI đang niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 78,9 – 81,3 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); Hệ thống PNJ niêm yết ở mức 79,3 – 81,4 triệu đồng/lượng; Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 79,3 – 81,25 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trong khi đó, trước áp lực bán chốt lời cao khi đạt mức kỷ lục từ ngày hôm qua, giá vàng nhẫn quay đầu giảm ở nhiều thương hiệu, tuy vậy thị giá vẫn đang neo ở ngưỡng cao kỷ lục Cụ thể, tại SJC, giá vàng nhẫn 9999 hiện đang niêm yết ở mức 70,55 – 71,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 300.000 đồng/lượng so với chốt phiên ngày hôm qua. Giá vàng nhẫn tròn trơn thương hiệu vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu đang được niêm yết ở mức 71,23 – 72,43 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường quốc tế, tính đến thời điểm 14h45 phiên giao dịch ngày 5/4 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay tăng lên mức 2.285 USD/ounce, tăng 12,2 USD/ounce so với sáng nay.
Theo một số nhà phân tích, vàng đang chịu nhiều áp lực bán tháo của nhà đầu tư khi liên tục phá kỷ lục về giá trong thời gian vừa qua.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích cho rằng sức hấp dẫn của vàng không hề suy giảm khi vẫn được tìm đến như một phương tiện chống lạm phát và một tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng.
Chiến lược gia hàng hóa Daniel Ghali của TD Securities cho rằng, vàng nhận được hỗ trợ từ nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại liên quan đến cuộc tấn công của Israel nhằm vào Đại sứ quán Iran ở Damascus, Syria vào đầu tháng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia phân tích, lực cầu mạnh từ các nhà đầu tư bán lẻ cùng các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng là yếu tố giúp kéo dài đà tăng của kim loại quý này. Sự kết hợp của các yếu tố đã giúp giá vàng thỏi tăng gần 10% từ đầu năm đến nay.
Nhà phân tích hàng hóa Michael Widmer tại Bank of America dự báo, giá vàng sẽ được đẩy lên mốc 2.400 USD/ounce nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất. Ông tiếp tục giữ nguyên dự báo này cho năm nay, ngay cả khi việc cắt giảm lãi suất của Fed diễn ra muộn hơn.
Hơn nữa, giá dầu tăng làm tăng thêm nhu cầu về vàng, vì chi phí năng lượng cao hơn dẫn đến áp lực lạm phát tăng cao, khiến kim loại quý trở thành hàng rào hấp dẫn chống lại lạm phát.
Nhà báo Piero Chingari tại hãng tin kinh tế, tài chính Benzinga của Mỹ cho hay, những bất ổn địa chính trị gia tăng ở Trung Đông vào đầu tháng 4 đang là yếu tố chính khiến các nhà đầu tư đổ xô vào vàng.
Giá vàng chiều nay 3/4/2024: SJC biến động dữ dội vào cuối phiên, vàng nhẫn tăng như vũ bão Trên thị trường quốc tế giá vàng vẫn đang trên đà tăng mạnh, thị trường trong nước lại chứng kiến các phiên giao dịch có ... |
Giá vàng chiều nay 4/4/2024: Vàng nhẫn lại tăng sốc, mức giá cao không tưởng Trong khi giá vàng miếng SJC biến động thất thường trong những ngày vừa qua, vàng nhẫn lại liên tục tăng mạnh qua mỗi phiên ... |
Thùy Chi